Thông thường, nhiều cha mẹ trẻ nghĩ rằng kem có thể cho trẻ ăn thường xuyên như một món tráng miệng. Song trên thực tế, kem không được khuyến cáo là nên cho trẻ ăn nhiều đặc biệt là khi mùa hè đã đến. Vạy lý do tại sao không nên cho trẻ em ăn kem quá nhiều, bài viết này Lily & WeCare xin cung cấp 4 cảnh báo mẹ cần biết khi cho bé ăn kem vào ngày hè
1. Đau nhức đầu, buồn nôn vì ăn lạnh
Theo BS Đặng Văn Quế (nguyên BS Khoa Gan, mật - Bệnh viện Việt Đức), rất nhiều người thích ăn kem, nhất là những ngày nóng nực, ăn vào mát lạnh, sảng khoái. Nhưng ăn quá nhiều, quá nhanh, ăn không đúng cách sẽ bị đau đầu. Có người bị thoáng qua, có người bị đau nặng. Kem, nước đá, bia rượu hay các loại thực phẩm ướp lạnh (soda, sữa, nước sinh tố lạnh...) khi qua vòm họng quá nhanh sẽ kích thích mạnh niêm mạc và các cơ quan cảm giác, các đầu mút dây thần kinh điều khiển và các mạch máu lên não,... nhất là vùng não trước bị kích thích tại chỗ và tạo nên chứng đau đầu thoáng qua với cảm giác nhói đau, nhức buốt ở đầu, buồn nôn. Mẹ cần lưu ý vấn đề này khi cho bé ăn kem để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
2. Ăn kem mà không quan tâm tới nguồn gốc, xuất xứ
Ngày nay, một số loại kem có chứa các loại hạt, màu nhân tạo hoặc chất tạo hương vị... không hề an toàn với trẻ cũng như không tốt cho sức khỏe của người lớn. Đặc biệt, với trẻ em sức đề kháng còn yếu thì nguy cơ nhiễm bệnh càng lớn. Nếu kem được làm từ nguồn nước không được đảm bảo chất lượng thì rất dễ nhiễm nhiều kim loại nặng hay thậm chí cả chất độc như Asen (thạch tín) hay Dioxin.
Bên cạnh đó, nguy cơ nhiễm bệnh còn xuất phát từ việc chế biến kem. Dụng cụ chế biến tại những cơ sở tự phát hết sức thô sơ, mất vệ sinh, sử dụng nguồn nước bẩn, chưa được xử lý... núp bóng dưới những chiêu thức như sản phẩm nhà làm, cơ sở tư nhân sản xuất theo công nghệ truyền thống. Nếu người tiêu dùng không có kinh nghiệm, không đủ khả năng nhận biết: nhẹ thì ngộ độc cấp tính, nặng có thể biến chứng thành những căn bệnh nguy hại do sử dụng lâu dài.
3. Gây tăng cholesterol
Kem là một thực phẩm giàu chất béo, các nhà khoa học đã tìm thấy trong thành phần của nhiều loại kem có chứa từ 10% -16% chất béo từ sữa. Chất béo trong sữa chủ yếu là chất béo bão hòa hay còn được gọi là cholesterol.
Khi mức độ cholesterol trong máu của bạn quá cao, nó có thể hình thành các mảng bám, các mảng bám này tích tụ trên thành động mạch của bạn và gây cản trở lưu thông máu. Quá trình này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Đây là một thông tin chắc hẳn sẽ gây bất ngờ với nhiều mẹ.
4. Gây sâu răng và béo phì
Kem có chứa hàm lượng đường cao, nếu ăn nhiều có thể sẽ gây béo phì, sâu răng, ảnh hưởng tới men răng và làm tăng nồng độ triglyceride - 1 loại chất béo không lành mạnh trong máu.
Những điều cần lưu ý khi ăn kem
- Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm khi ăn kem, người tiêu dùng nên lựa chọn những sản phẩm có nhãn mác và thương hiệu uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, tránh sử dụng các sảm phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.
- Không nên cho trẻ ăn nhiều kem tránh trường hợp viêm họng hoặc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa.
Tác hại của kem đối với bà bầu: Tưởng đơn giản mà nguy hiểm
Quả ổi và những ích lợi cho cơ thể có thể bạn chưa biết
Tác dụng của lá cây mật gấu
Vào mùa hè nóng bức phụ nữ sắp sinh nên ăn uống như thế nào?
6 “thần dược” vừa tốt vừa rẻ cho sức khỏe mùa hè
- Ăn kem lạnh không tốt cho răng của các bé. Thói quen mút của đa số các bé khi ăn kem có thể làm hỏng răng hoặc xói mòn men răng, thậm chí có thể gây ra gãy xương nhỏ trong răng.
- Không nên cho bé ăn kem lúc đói để tránh bị đau dạ dày. Các mẹ thường có thói quen cho bé ăn kem ngay khi đi học về, tuy nhiên, đây là một thói quen không tốt.
- Khi bé ăn kem có biểu hiện đau bụng, buồn nôn, mẹ nên ngừng cho bé ăn kem và đưa bé đến cơ sở y tế kiểm tra ngay lập tức.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!