Xúc xích
Xúc xích làm từ thịt lợn chế biến, chất béo và chúng chứa các loại hương liệu như muối, tỏi và ớt bột. Tuy nhiên, đó chưa phải là tất cả những thành phần của xúc xích. Giống như tất cả các loại thịt chế biến, xúc xích có chứa các chất bảo quản để kéo dài thời gian sử dụng. Sodium erythorbate và natri nitrat là hai chất bảo quản thường được thêm vào món ăn này và khoa học đã chứng minh chúng rất có hại cho sức khỏe.
Trong một nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ, ăn 1 cái xúc xích mỗi ngày làm tăng nguy cơ phát triển ung thư đại trực tràng lên 20%. Trong khi đó, Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới cho biết có hơn 7.000 nghiên cứu kết luận rằng chế độ ăn uống nhiều xúc xích có liên quan mật thiết với nhiều loại ung thư. Cùng với xúc xích, giăm bông, thịt xông khói cũng có nhiều khả năng gây ung thư hơn so với các loại thịt chế biến.
Xúc xích làm từ thịt lợn chế biến, chất béo và chúng chứa các loại hương liệu như muối, tỏi và ớt bột
Soda
Soda là thức uống có ga, thường là một hỗn hợp của nước có ga, hương liệu và chất ngọt. Đường, chất thay thế đường, nước ép trái cây, xi-rô ngô… được sử dụng để làm ngọt thức uống này. Cafein và chất tạo màu cũng được thêm vào nước ngọt. Việc sử dụng kết hợp các chất bảo quản và chất tạo ngọt làm cho soda trở thành thứ nước không tốt cho sức khỏe.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống soda mỗi ngày gây tăng cân, béo phì và nó là nguyên nhân dẫn đến các bệnh nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp và bệnh tim.
Snack khoai tây
Snack khoai tây chứa hàm lượng lớn chất béo, natri, nhiều calo và nó là nguyên nhân khiến bạn dễ bị tăng cân, béo phì. Chỉ một phần ăn khoảng 15-20 miếng snack khoai tây cũng chứa 154 calo và 10 g chất béo.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng mối liên hệ giữa tăng cân và snack khoai tây mạnh mẽ hơn so với các yếu tố khác gây tăng cân như đồ uống có hàm lượng đường cao, thịt chế biến... Thừa cân và béo phì là nguyên nhân gây bệnh như tiểu đường, bệnh tim, ung thư và nhiều vấn đề sức khỏe khác.
Ăn snack khoai tây thường xuyên cũng dẫn đến tăng mức cholesterol. Tại Anh, một nghiên cứu cho thấy rằng ăn một gói snack khoai tây mỗi ngày tương đương với uống gần 5 lít dầu ăn mỗi năm. Các loại dầu dùng để chiên snack khoai tây thường có chất béo bão hòa sẽ làm tăng cholesterol của bạn đến mức nguy hiểm.
Snack khoai tây cũng giàu natri, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên tiêu thụ 2.300 mg natri mỗi ngày và một túi lớn snack khoai tây có thể sẽ vượt quá nhu cầu hàng ngày của bạn (hãy đọc nhãn sản phẩm trước khi ăn để giới hạn hàm lượng natri tiêu thụ). Vượt quá lượng natri này có thể dẫn đến tăng huyết áp, do đó có thể gây ra bệnh tim mạch vành, suy tim, đột quỵ và các vấn đề về thận.
Snack khoai tây chứa hàm lượng lớn chất béo, natri, nhiều calo và nó là nguyên nhân khiến bạn dễ bị tăng cân, béo phì
Các loại bánh quy đóng gói
Một trong những thành phần chính của bánh quy đóng gói là hydro hóa dầu thực vật. Chúng chứa chất béo trans và chất béo bão hòa. Nhiều nghiên cứu cho rằng chất béo chuyển hóa làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, nguy cơ béo phì và tiểu đường cùng nhiều vấn đề sức khỏe khác. Bên cạnh đó, đường và hàm lượng calo cao cũng là những thành phần gây tăng cân và không tốt cho sức khỏe của bạn.
Sữa chua
Mặc dù sữa chua cung cấp nhiều vi khuẩn có lợi nhưng hầu hết sữa chua có sẵn trên thị trường đều có hàm lượng cao Fructose Corn Syrup hoặc chất ngọt nhân tạo. Cả hai đều chứa lượng đường cao, làm tăng nguy cơ bị béo phì và bệnh tiểu đường - một căn bệnh gây ra các biến chứng như bệnh tim và suy thận. Một khẩu phần sữa chua mỗi ngày (khoảng 2 hộp) sẽ cung cấp đủ canxi, vitamin A cho cơ thể.
Vượt quá lượng canxi mà cơ thể cần có thể gây ra các vấn đề liên quan đến sỏi thận, ung thư tuyến tiền liệt và sự tích tụ canxi trong mạch máu – nguyên nhân phá vỡ sự lưu thông máu và oxy hóa của các cơ quan trong cơ thể bạn. Nó cũng làm giảm sự hấp thu sắt và kẽm. Cung cấp quá nhiều vitamin A cũng sẽ làm xương yếu.
Kem
Kem có hàm lượng sữa và chất béo cao, chủ yếu là chất béo bão hòa, cụ thể là cholesterol. Ăn nhiều hơn 1,5 ly kem mỗi ngày sẽ làm tăng cholesterol trong máu. Điều này sẽ dẫn đến hình thành mảng bám trong thành động mạch, làm tăng khả năng mắc bệnh tim và đột quỵ.
Kem còn có hàm lượng đường cao và các chất làm ngọt nhân tạo, các chất này được cảnh báo về nguy cơ ung thư nếu sử dụng quá liều lượng cho phép.
Ngay cả trong trường hợp không có các chất làm ngọt nhân tạo, phần còn lại của các loại đường có thể gây ra vấn đề sức khỏe bao gồm tăng cân, béo phì, tiểu đường và mức độ cao triglycerid (chất béo không tốt) trong máu.
Kem có hàm lượng sữa và chất béo cao, chủ yếu là chất béo bão hòa, cụ thể là cholesterol
Pho mát
Pho mát (phô mai) là thực phẩm có hàm lượng calo cao (trung bình 100 calo và 6-9g chất béo trong mỗi 30g pho mát). Ăn quá nhiều pho mát trong một ngày hoặc ăn kèm nó với các loại thực phẩm khác giàu calo sẽ khiến bạn dễ bị tăng cân.
Ngoài ra, pho mát thường chứa nhiều natri làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Đặc biệt, trên thị trường hiện nay pho mát thường chứa các chất phụ gia không lành mạnh, không tốt cho sức khỏe người dùng.
Trong một nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ, pho mát và các sản phẩm sữa có liên quan đến việc tăng nguy cơ ung thư vú.
Mì ống
Mì ống là một thực phẩm giàu carbohydrate, có chỉ số đường huyết cao. Điều này có nghĩa là ngay sau khi nó được tiêu hóa, lượng đường trong máu của bạn sẽ tăng lên. Các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên ăn nửa bát mì ống nấu chín trong một ngày. Ăn quá lượng này, lượng đường trong máu của bạn có thể vượt quá giới hạn.
Cà phê
Uống nhiều hơn 1 tách cà phê mỗi ngày khiến bạn bị căng thẳng, dễ kích động và cáu giận
Mặc dù cà phê có nhiều công dụng như chống lão hóa, giúp tỉnh táo, giảm nguy cơ mắc bệnh mất trí nhớ… nhưng nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, uống cà phê trong thời gian dài có liên quan với tăng nguy cơ loãng xương, cholesterol và bệnh tim. Đó là chưa kể hầu hết chúng ta đều uống cà phê hòa tan, chúng có rất nhiều calo và đường.
Cà phê còn chứa acrylamide, một chất có khả năng gây ung thư được hình thành từ những hạt cà phê rang ở nhiệt độ cao. Cà phê càng được rang ở nhiệt độ cao nó càng sẫm màu và càng nhiều acrylamide.
Uống nhiều hơn 1 tách cà phê mỗi ngày khiến bạn bị căng thẳng, dễ kích động và cáu giận. Chất cafein trong cà phê kích thích việc sản sinh cortisol, epinephrine và norepinephrine - hoóc-môn gây căng thẳng. Caffeine cũng cản trở sự trao đổi chất của a-xít gamma-aminobutyric (GABA), một chất dẫn truyền thần kinh có ảnh hưởng đến tâm trạng căng thẳng và sự khoan dung của chúng ta.
Sự căng thẳng gây ra bởi uống cà phê rất nguy hiểm. Nó làm tăng nguy cơ bệnh tim, hen suyễn và các bệnh lý khác có thể trầm trọng hơn.
An An (Healthydietbase)
(Ảnh minh họa: Internet)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!