Tại sao bạn bị say xe trong khi người khác lại không? Say tàu xe là phản ứng bình thường khi di chuyển, với những triệu chứng như buồn nôn, tái mặt, đổ mồ hôi, đau đầu...
Dưới đây là 5 nguy cơ rình rập sức khỏe mà bạn và gia đình cần lưu ý:
Say tàu xe, tai nạn giao thông
Dịp nghỉ lễ dài ngày là cơ hội để nhiều người làm ăn xa xứ có dịp về quê tụ họp. Số lượng người đổ ra đường đông đúc hơn, dẫn tới tình trạng chen chúc và nhồi nhét khách trên tàu xe. Theo bác sĩ Lý Trần Tình, nguyên Giám đốc bệnh viện Tâm thần Hà Nội, say tàu xe là vấn đề nhiều người gặp phải khi di chuyển bằng ôtô, tàu. Người bị say tàu xe sẽ có các biểu hiện cơ bản như chóng mặt, nôn nao và nôn mửa, đau đầu và mệt mỏi.
Để hạn chế tình trạng này, bạn cần chuẩn bị sẵn thuốc chống say tàu xe, túi nôn, gừng hoặc vỏ cam trước khi lên xe. Bên cạnh đó, người dễ mắc chứng say xe cần hạn chế ăn no, đồ ăn nhiều dầu mỡ và có mùi lạ trước đó.
Lượng người tham gia giao thông tăng đột biến và sử dụng rượu bia nhiều là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tai nạn giao thông vào những ngày nghỉ lễ. Hãy đảm bảo bản thân bạn luôn được tỉnh táo khi lái xe và tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông.
Ngộ độc thực phẩm
Những bữa tiệc nhiều đồ ăn và nhậu nhẹt liên miên trong dịp nghỉ lễ là tác nhân chính có thể khiến bạn mắc phải các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Việc dung nạp các loại thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh, giờ giấc ăn uống thất thường dễ gây ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu, thậm chí là ngộ độc thực phẩm.
Theo bác sĩ Cẩm Tú, cơ thể người bị ngộ độc thực phẩm sẽ bắt đầu nóng lên và có các triệu chứng như cúm sau. Nếu người bệnh bị sốt hoặc nhiệt độ tăng đến 40 độ C, cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để không gây biến chứng nguy hiểm.
Những bữa tiệc nhiều đồ ăn và nhậu nhẹt liên miên trong dịp nghỉ lễ là tác nhân chính có thể khiến bạn mắc phải các chứng bệnh về đường tiêu hóa. Ảnh: Dailymail
Cảm cúm, kiệt sức
Di chuyển đường dài, vận động tối đa làm bạn lâm vào tình trạng kiệt sức, suy giảm sức đề kháng. Thêm vào đó, hoạt động mạnh đổ mồ hôi kèm việc uống nhiều nước lạnh khiến bạn dễ mắc phải bệnh cảm cúm hơn so với bình thường.
Theo bác sĩ Nguyễn Minh Đức, khoa Tai mũi họng, Bệnh viện Việt Pháp, người bị cảm cúm thường sốt cao từ 38-39 độ C kèm theo mệt mỏi toàn thân và đau nhức cơ thể, sổ mũi.
Các dấu hiệu thông thường của bệnh khi thể trạng mệt mỏi mà bạn cần chú ý là sốt, sổ mũi, đau đầu, hắt hơi,... Tuy nhiên, nếu gặp phải triệu chứng như tức ngực, thở gấp, tim đập bất thường, rất có thể bạn gặp phải tình trạng nghiêm trọng hơn và cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh.
Trầm cảm
Bạn sẽ thấy lạ lùng khi nói đến căn bệnh “trầm cảm” vào những ngày vui vẻ của dịp nghỉ lễ nhưng nó không hiếm gặp. Kỳ nghỉ lễ dễ gợi nhắc về những kỷ niệm, khoảng thời gian khó khăn hoặc một người thân cũ dễ khiến bạn xúc động, rơi vào khủng hoảng. Chứng bệnh này được gọi là nỗi cô đơn của ngày lễ, khiến những bữa tiệc và sự kỳ vọng vào dịp lễ trở nên khó khăn với một số người.
Biểu hiện thường thấy của chứng bệnh này là buồn bực vô cớ, khó chịu, mau nước mắt, hoảng loạn, thậm chí là có ý định tự tử. Theo bác sĩ tâm lý Đỗ Ngọc Chánh, giảng viên bộ môn Y học gia đình, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch TP.HCM, bệnh trầm cảm có thể chữa khỏi, tuy nhiên điều đó phụ thuộc rất nhiều vào ý chí của người bệnh. Trước hết, người bị trầm cảm cần kiểm soát những suy nghĩ tiêu cực, hướng tới điều tích cực như đọc sách và duy trì những mối quan hệ với người lạc quan, duy trì tín ngưỡng lành mạnh.
Bạn sẽ thấy lạ lùng khi nói đến căn bệnh “trầm cảm” vào những ngày vui vẻ của dịp nghỉ lễ nhưng nó không hiếm gặp. Ảnh: Fyionrachandry.
Đuối nước
Đa số gia đình đều lựa chọn bãi biển là nơi nghỉ mát trong dịp nghỉ lễ này. Tuy vậy, đôi khi vì quá mải chơi hoặc thiếu trang bị an toàn nên nhiều trẻ em dễ gặp phải tai nạn đáng tiếc.
Nhằm hạn chế tối đa những rủi ro đó, cha mẹ cần đặc biệt chú ý đến trẻ nhỏ khi đi tắm. Hãy đảm bảo trẻ con được mặc áo phao, dùng phao bơi và bơi trong vùng an toàn có thể kiểm soát được.
Bên cạnh đó, phụ huynh không nên để trẻ tắm quá lâu vì dễ dẫn đến say nắng, chuột rút và gây ra đuối nước. Theo bác sĩ Phạm Ngọc Toàn, khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhi Trung ương, phụ huynh không nên để trẻ tắm quá 2 tiếng liên tiếp. Điều này có thể khiến trẻ bị nhiễm lạnh, không nên tắm vào thời điểm từ 11h-15h. Cha mẹ nên thường xuyên chú ý đến trẻ em vì ngay cả trong nước cạn, sóng cũng có thể đánh úp khiến trẻ chới với.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!