Những nguy cơ tiềm ẩn của sốt hậu sản mà chị em nên biết

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ sẽ có những biến đổi lớn và rất dễ để lại biến chứng, trong đó có sốt hậu sản. Do đó, các sản phụ cần được chăm sóc đặc biệt và Lily & WeCare sẽ giới thiệu tới các chị em những nguy cơ tiềm ẩn của sốt hậu sản để chị em tìm hiểu, biết cách phòng tránh.

Sau khi sinh, cơ thể người phụ nữ sẽ có những biến đổi lớn và rất dễ để lại biến chứng, trong đó có sốt hậu sản. Do đó, các sản phụ cần được chăm sóc đặc biệt vàLily & WeCaresẽ giới thiệu tới các chị em những nguy cơ tiềm ẩn của sốt hậu sản để chị em tìm hiểu, biết cách phòng tránh.

Sốt hậu sản và những nguy cơ tiềm ẩn

Có rất nhiều hình thái dẫn đến sốt hậu sản như: bị nhiễm khuẩn tầng sinh môn, âm đạo, âm hộ; bị viêm nhiễm niêm mạc tử cung, viêm dây chằng và phần phụ; bị viêm phúc mạc, tiểu khung; bị nhiễm khuẩn đường huyết, viêm tắc tuyến vú... và những biến chứng này có thể gặp cả ở sản phụ sinh thường lẫn sinh mổ nhưng phổ biến hơn là ở những người sinh mổ.

Những nguy cơ tiềm ẩn của sốt hậu sản mà chị em nên biết

Sốt hậu sản có triệu chứng ban đầu chỉ là sốt nhẹ (trên 38 độ C), bị đau tấy, mưng mủ chỗ bị viêm, sản dịch hôi, cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, bị tấy đỏ quanh vết khâu. Nếu như bị nặng, sản phụ còn sốt cao, choáng váng, rét run...

Khi bị chị em bị như trên sẽ đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn của sốt hậu sản như sau

- Bị viêm vú: Chị em sẽ bị sốt cao kèm theo tình trạng vú cương, đau, đỏ và đầu vú nứt nẻ.

- Bị nhiễm khuẩn vết mổ:Chị em sẽ bị sốt cao, vết mổ sưng, dịch tiết ra máu hoặc mủ và xung quanh vết mổ bị sưng đỏ.

- Bị nhiễm khuẩn tầng sinh môn:Là khi chị em bị sốt cao từ 38-38,5 độ C, vết rạch tầng sinh môn bị sưng lên, có máu đỏ và kèm mủ, sản dịch chảy ra có mùi hôi.

- Bị viêm nội mạc tử cung: Chị em sẽ bị sốt cao từ 38 – 39 độ C, cơ thể cảm thấy mệt mỏi, tử cung bỗng co thắt chậm, mềm, ấn vào sẽ đau, sản dịch tiết ra có mùi hôi kèm mủ và nó thường xảy ra trong 2 ngày đầu sau sinh.

- Nguy cơ tiềm ẩn của sốt hậu sản còn là viêm tử cung và phần phụ:Khi chị em bị sốt kéo dài kèm theo dấu hiệu đau bụng dưới, tử cung to và co thắt chậm, khi ấn bụng sẽ có cảm giác đau, hiện tượng này thường xảy ra trong vòng 10 ngày đầu sau sinh.

- Bị viêm phúc mạc tiểu khung:Điều này thường xuất hiện 3 ngày sau khi sinh hoặc từ 7-10 ngày sau sinh. Sản phụ lúc này sẽ bị sốt cao từ 39 – 40 độ C, kèm theo đó là rét run, bị đau vùng bụng dưới, tử cung to, phù nề.

- Nguy cơ bị viêm phúc mạc toàn bộ: Sản phụ sẽ thấy toàn thân mệt mỏi, rút cân nhanh, mạch đập bị nhanh, sốt cao, thấy khó thở, buồn nôn, một số sản phụ còn bị chướng bụng.

- Viêm tắc tĩnh mạch: Đây là nguy cơ tiềm ẩn của sốt hậu sản đáng phải lưu ý. Sản phụ sẽ bị sốt cao, bị đau tại nơi tĩnh mạch bị tắc, đi lại khó khăn (nếu như bị tắc tĩnh mạch ở chân), đau bụng (nếu như bị tắc tĩnh mạch ở bụng). Nặng hơn, sản phụ có thể bị tắc tĩnh mạch ở phổi, não dẫn đến bị liệt nếu tắc tĩnh mạch cục bộ. Điều này thường xảy ra khoảng 18 ngày sau sinh.

- Bị nhiễm khuẩn huyết: Sản phụ sẽ sốt kéo dài, rét run người , suy nhược cơ thể, hạ đường huyết và mê sảng.

Những nguy cơ tiềm ẩn của sốt hậu sản mà chị em nên biết

Làm sao để tránh được nguy cơ tiềm ẩn của sốt hậu sản?

Để tránh bị gặp những nguy cơ tiềm ẩn của sốt hậu sản, chị em cần giữ gìn vết thương thật tốt, nhất là với những sản phụ sinh mổ để không bị nhiễm khuẩn, tránh bị cương vú, tắc sữa. Sau khi sinh, sản phụ không nên nằm bất động trên giường, cần xoay người qua lại trong ngày đầu tiên sau khi mổ. Từ ngày thứ 2 trở đi, chị em nên cố gắng đứng dậy và đi lại cho khỏe người.

Việc lười đi lại sau khi mổ sẽ khiến cho nhu động ruột của sản phụ chậm phục hồi, dẫn đến táo bón và trở thành nguy cơ hình thành những cục máu đông ở chân, tay và chị em sẽ bị viêm phổi sau phẫu thuật. Việc đi lại sẽ giúp các chức năng của chị em vận động và phục hồi bình thường, giảm các biến chứng hậu phẫu.

Chị em cũng nên tiến hành massage vùng bụng, tránh vết mổ để giúp cho tử cung co hồi tốt, đẩy nhanh sản dịch ra ngoài. Mẹ cũng nên cho bé bú sớm, điều này sẽ khiến cho tử cung đàn hồi tốt hơn, tránh chảy máu sau sinh mổ.

Sau khi sinh khoảng 2 tuần, mẹ nên lau người bằng nước ấm hoặc tắm nhanh, sau đó dùng bông sạch thấm khô vết mổ, giữ vết mổ luôn khô sạch. Không nên thoa các loại thuốc kháng sinh, hay đắp lá trầu hoặc tỏi lên vết mổ. Thường xuyên thay băng, vệ sinh chân tay sạch sẽ khi có bất kỳ tiếp xúc nào với vết mổ.

Sau khi sinh, sản phụ sẽ phải đối diện với rất nhiều nguy cơ tiềm ẩn của sốt hậu sản. Để tránh điều này, khi thấy cơ thể có những biểu hiện bất thường, chị em nên đến cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán, làm theo các hướng dẫn của bác sĩ.

Xem thêm:

  • Sốt hậu sản - khi nào thì mẹ cần đi viện ngay?
  • Vì sao sản phụ dễ bị sốt sau sinh?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!