Những nguy hại không ngờ khi uống phải axít

Cần biết - 11/24/2024

Khi uống nhầm a-xít nồng độ đậm đặc có thể gây hoại tử hoặc làm chết các tế bào ở thực quản, dạ dày, thủng đường tiêu hóa...

Trong đêm bán kết chương trình Vietnam's Got Talent diễn ra vào ngày 11/1 vừa qua đã xảy ra sự cố hi hữu: Thí sinh Trần Tấn Phát đã uống nhầm phải axít trong màn biểu diễn ảo thuật của mình.

Uống nhầm phải axít nguy hiểm đến mức nào?

Mặc dù Tấn Phát chỉ bị bỏng nhẹ, nhưng sự việc vẫn khiến cộng đồng mạng quan tâm. Sự nguy hại của việc uống nhầm phải axít không phải ai cũng có thể nắm rõ. Tùy theo mức độ bị nhiễm axít nặng hay nhẹ mà việc tác động lên sức khỏe cũng khác nhau.

Axít là một trong những hợp chất cơ bản quan trọng trong hóa học, được chia thành 3 cấp độ khác nhau: axít mạnh (axít của các halogen, axít có gốc chứa oxy), axít trung bình (H3PO4, H2SO3…) và axít yếu (đó là các axít hữu cơ như chanh, giấm).

Những nguy hại không ngờ khi uống phải axít

Thí sinh Tấn Phát đã uống nhầm axít trong phần biểu diễn của mình (Ảnh: Ngôi sao)

Tác hại khi uống nhầm hoặc hít phải axít sunfuric:

Axít mà thí sinh Tấn Phát uống nhầm phải chính là axít sunfuric (H2SO4), thuộc nhóm axít mạnh. Với loại axít này có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể theo 2 con đường là vô tình hít thở hoặc uống phải. Với đường uống, axít sunfuric sẽ gây bỏng nhanh chóng ở cổ họng và khoang miệng, làm tổn thương toàn bộ vùng thực quản, dạ dày.

Trong trường hợp hít phải axít sunfuric, hơi axít đậm đặc sẽ gây kích ứng mạnh cho đường hô hấp, mà biểu hiện cụ thể là khó thở, nghiêm trọng hơn là phù phổi. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu hít phải axít này thường xuyên, chúng ta sẽ dễ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư thanh quản, men răng bị bào mòn và phá hủy dần dần.

Nguy hại khi uống nhầm phải các axít mạnh khác

Khi uống nhầm phải axít, tùy theo mức độ uống nhiều hay uống ít sẽ tác động trực tiếp với mức độ nặng hay nhẹ tại vùng miệng cũng như hệ tiêu hóa của con người. Axít có thể gây ra các phản ứng hóa học trên bề mặt tế bào, gây hoại tử hoặc làm chết các tế bào tại thực quản, dạ dày. Đặc biệt là làm cho tế bào dạ dày bị viêm, loét và chảy máu, gây ra thủng đường tiêu hóa, thậm chí còn có thể gây tử vong nếu đó là axít đậm đặc.

Với những trường hợp uống nhầm axít với nồng độ nhẹ thì có thể bị bỏng ở môi, niêm mạc miệng, nếu nuốt vào sẽ gây nên phản ứng viêm ở lớp bề mặt đường tiêu hóa. Còn trường hợp nếu kịp thời nhổ axít ra, sẽ xuất hiện màng bọc trắng xóa ở vùng niêm mạc miệng.

Những nguy hại không ngờ khi uống phải axít

Hàng nghìn lít axít bị đổ ra trên đường (Ảnh: Vnexpress)

Cách sơ cứu khi uống nhầm phải axít

- Khi uống nhầm phải axít thì việc đầu tiên bạn cần phải làm là uống thật nhiều nước hoặc súc miệng bằng nước lọc. Thực hiện việc này nhằm pha loãng axít hoặc làm sạch axít có trong vùng miệng sau khi bạn đã nhổ ra.

- Với trường hợp đã nuốt sâu axít vào trong dạ dày cần uống ngay lòng trắng trứng để cố định axít. Sau đó tiếp tục theo dõi và xử lý tổn thương tùy thuộc vào những diễn biến tiếp theo.

- Sau khi sơ cứu tạm thời, người bệnh cần được đưa đi cấp cứu ngay tại bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất. Lưu ý là cần mang theo loại axít mà bạn đã uống nhầm để bác sĩ có cơ sở để đánh giá mức độ nặng hay nhẹ của axít để đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời và đúng đắn nhất.

- Mức độ nặng hay nhẹ còn được tiến hành bằng việc thấm giấy quỳ tím để xác định được nồng độ pH trong những giọt axít còn sót lại. Nếu nồng độ axít loãng, quỳ tím màu hơi đỏ, độ pH vào khoảng 5 - 6, cần tiến hành rửa ngay dạ dày bằng nước sạch, ở nhiệt độ ấm 35 - 37oC.

Nếu quỳ tím chuyển sang màu đỏ đậm tức là nồng độ axít đậm đặc, pH dưới 3, nên rửa dạ dày bằng ống mềm để tránh tình trạng bị thủng dạ dày.

>> Xem thêm:

Cách xử lý khi cơ thể bị tiếp xúc với axit

13 thực phẩm ngăn chặn bệnh trào ngược a-xít

6 thói quen uống nước là kẻ thù của sức khỏe

Hồng Nam

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!