Mì ăn liền là món dễ ăn, tiện lợi và phù hợp với lối sống hiện đại. Tuy nhiên, đằng sau những lợi ích trước mắt là nhiều vấn đề về sức khỏe mà bạn không ngờ tới.
Bạn quá bận rộn và thường xuyên không có thời gian chuẩn bị món ăn? Một tô mì ăn liền có thể là một sự lựa chọn hoàn hảo để giải quyết cơn đói. Tuy nhiên, bạn có biết rằng mì ăn liền lại là món ăn chứa nhiều thành phần độc hại, có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe hay không?
Thành phần trong mì ăn liền
Bột mì
Hầu hết mì ăn liền đều được chế biến từ bột mì mịn, tinh chế và đã qua quá trình tẩy trắng. Thực tế, loại bột này tuy có hương vị thơm ngon nhưng lại được chế biến qua nhiều công đoạn và không có nhiều chất dinh dưỡng.
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, bột mì trong mì ăn liền chứa nhiều chất bảo quản nên những gì mà chúng cung cấp thực chất chỉ là một lượng bột và chất phụ gia chứ không hề có chất dinh dưỡng nào.
Chất béo
Hầu hết các loại thực phẩm đã được chế biến sẵn thường chứa các chất béo có hại như chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa. Trên thực tế, chỉ có chất béo không bão hòa dạng đơn và đa thì mới tốt cho sức khỏe.
Các thành phần khác
Ngoài nguyên liệu chính là bột mì thì trong các loại mì gói được phép chứa những thành phần phụ gia như chất điều chỉnh a-xít, chất tăng cường hương vị, chất làm đặc, chất giữ ẩm, màu thực phẩm, chất chống oxy hóa, chất nhũ hóa, chất bảo quản và các chất chống đóng bánh,… Vì vậy, loại thực phẩm này không đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng lại chứa hàm lượng chất béo, calo và natri cao.
Thông thường, trong mì gói thường có chứa monosodium glutamat (mì chính) cũng như tertiary-butyl hydroquinone (chất bảo quản hóa học có nguồn gốc từ ngành công nghiệp dầu mỏ) để nâng cao hương vị và bảo quản thực phẩm.
Nguy cơ mắc bệnh khi sử dụng nhiều mì ăn liền
Loại bột dùng làm mì ăn liền trên có thể dẫn đến béo phì nếu bạn tiêu thụ quá nhiều. Trong hầu hết các trường hợp, loại bột mì đã qua chế biến này còn ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. Khi đi vào cơ thể, phần còn thừa của nó có thể đến vùng ruột thừa và gây nhiễm trùng.
Các thành phần trong mì ăn liền như dầu thực vật, đường, syrup, chất tăng hương vị và nhiều chất phụ gia khác có chứa hàm lượng cao chất béo không tốt cho sức khỏe. Do vậy, tiêu thụ mì ăn liền thường xuyên có thể làm tăng mức cholesterol trong máu, tăng nguy cơ mắc bệnh tim cũng như bệnh tiểu đường tuýp 2.
Mặc dù những chất phụ gia trong mỗi gói mì không vượt quá giới hạn cho phép nhưng vẫn có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe nếu bạn sử dụng mì gói thường xuyên. Một số nghiên cứu còn cho thấy rằng, tuy mì ăn liền vô cùng tiện lợi và ngon miệng nhưng hàm lượng natri cao trong chúng có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa cũng như một số bệnh như tăng huyết áp, đột quỵ và suy thận…
Các nghiên cứu còn chỉ ra, nếu phụ nữ ăn mì gói hơn hai lần trong tuần thì có nguy cơ bị mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn những người ăn ít hoặc không ăn cho dù họ có ăn nhiều loại thức ăn nhanh khác hay không. Sở dĩ phụ nữ thường tiêu thụ nhiều mì ăn liền sẽ có nhiều nguy cơ mắc bệnh hơn là do sự khác biệt về hormone và sự chuyển hóa so với đàn ông. Ví dụ như hóa chất Bisphenol A (BPA) là thành phần dùng để làm bao bì của mì ăn liền, có thể làm rối loạn các hormone trong cơ thể, đặc biệt là estrogen.
Như vậy, mì ăn liền là thủ phạm gây ra hàng loạt mối nguy hiểm cho sức khỏe. Vì vậy, hãy hạn chế dùng mì ăn liền hay bỏ thói quen dùng mì ăn liền để duy trì một cơ thể khỏe mạnh bạn nhé.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- Để mì ăn liền trở nên bổ dưỡng hơn
- Mẹ có nên cho bé ăn nhiều mì ăn liền không?
- Mẹo để hạn chế tác hại của thức ăn nhanh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!