Những phương pháp điều trị nhiệt miệng hiệu quả

Chăm sóc răng miệng - 04/24/2024

Nhiệt miệng là một tình trạng phổ biến, hầu như ai cũng từng mắc một lần trong đời. Đa số các trường hợp nhiệt miệng không cần điều trị. Tuy nhiên, một số thuốc trị nhiệt miệng và các biện pháp tại nhà có thể giảm đau và trị viêm do nhiệt miệng.

Nhiệt miệng là một tình trạng phổ biến, hầu như ai cũng từng mắc một lần trong đời. Đa số các trường hợp nhiệt miệng không cần điều trị. Tuy nhiên, một số thuốc trị nhiệt miệng và các biện pháp tại nhà có thể giảm đau và trị viêm do nhiệt miệng.

Nhiệt miệng là một tình trạng rất phổ biến và thường không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng, có thể do bệnh lý hoặc vấn đề sức khỏe, hãy đến gặp bác sĩ hoặc nha sĩ ngay. Một số bệnh có ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch như lupus, bệnh Crohn, bệnh celiac hoặc HIV/AIDS có thể làm nhiệt miệng xảy ra thường xuyên hoặc tái phát. Đối với nhiệt miệng bình thường, các biện pháp tại nhà và thuốc trị nhiệt miệng có thể giúp điều trị tình trạng này hiệu quả.

Phương pháp điều trị nhiệt miệng tại nhà

Nếu bạn bị nhiệt miệng, một số phương pháp điều trị tại nhà có thể được sử dụng để giúp làm giảm đau hoặc kích ứng gây ra do đau và tăng tốc độ lành bệnh:

  • Thuốc bôi trực tiếp trên vết loét, nước súc miệng và các loại thuốc uống có thể giảm đau hoặc viêm.
  • Ngậm đá lạnh tan dần trong miệng để làm dịu cơn đau.
  • Tránh các loại thực phẩm có tính axit như các loại trái cây họ cam quýt hoặc các loại thực phẩm cay có thể làm cơn đau tăng lên.
  • Nếu bị thiếu hụt vitamin (bác sĩ có thể kiểm tra vấn đề này), hãy bổ sung vitamin theo toa.
  • Đánh răng nhẹ nhàng và sử dụng bàn chải có lông mềm.
  • Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng không chứa sodium lauryl sulfate.
  • Súc miệng bằng nước muối hoặc baking soda. Trộn 1 muỗng cà phê baking soda vào một nửa chén nước và súc miệng.
  • Biện pháp tự nhiên khác bao gồm nước súc miệng goldenseal, súc miệng cam thảo deglycyrrhizinated (DGL) với nước ấm và súc nước muối.
  • Viên ngậm kẽm có thể giúp giảm đau nhanh và mau lành. Không cho trẻ nhỏ ngậm viên này vì chúng có nguy cơ gây nghẹt thở.
  • Hỗn hợp vitaminC, vitamin B và lysine có thể uống khi tổn thương mới xuất hiện và có thể giúp nhiệt miệng nhanh lành.
  • Các thảo dược từ cây xô thơm và hoa cúc hòa vào nước được sử dụng như nước súc miệng 4–6 lần mỗi ngày.
  • Cà rốt, nước ép cần tây, dưa đỏ cũng có thể hữu ích.

Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi sử dụng bất kỳ phương thuốc điều trị tại nhà vì nhiều cách không được thử nghiệm một cách khoa học hoặc chứng minh có hiệu quả.

Các loại thuốc trị nhiệt miệng

Gel bôi hay thuốc mỡ thường được sử dụng điều trị nhiệt miệng. Các thuốc trị nhiệt miệng giúp giảm đau, giảm viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng.

  • Thuốc bôi giảm đau: các thuốc dạng gel như benzocaine (Orajel, Orabase) và lidocain (một chất gây tê) được sử dụng trực tiếp trên chỗ đau, viêm loét để giảm đau hoặc khó chịu. Các miếng dán giúp giảm đau khi bao phủ và bảo vệ vết loét khi nó đang lành. Những loại thuốc này có thể được tìm thấy tại nhà thuốc.
  • Thuốc bôi chống viêm: các loại thuốc steroid như acetonide triamcinolone hoặc fluocinonide được sử dụng tại chỗ để giảm viêm. Các loại thuốc này thường cần có toa bác sĩ và nên sử dụng đúng theo toa bác sĩ.
  • Các thuốc kháng sinh tại chỗ: các loại thuốc này có thể được kê toa bởi bác sĩ hoặc nha sĩ nếu nhiệt miệng có khả năng bị nhiễm vi khuẩn. Mẩn đỏ, đóng vẩy, chảy mủ hoặc sốt là các dấu hiệu của nhiễm trùng.

Một số loại nước súc miệng có thể được sử dụng để điều trị chứng đau do nhiệt miệng bao gồm:

  • Diphenhydramine dạng huyền phù có sẵn không cần toa và có thể được sử dụng như một loại nước súc miệng vì nó có tác dụng gây tê tại chỗ trên các mô miệng và vết loét. Bạn ngậm dung dịch trong miệng, súc khoảng 30 giây đến 1 phút và nhổ ra. Không nuốt dung dịch này.
  • Các loại nước súc miệng có chứa steroid chống viêm được kê toa giúp giảm viêm tại vết loét.
  • Nước súc miệng kháng sinh chứa tetracycline có thể được kê toa và có hiệu quả giảm đau cũng như mau lành vết loét. Không sử dụng tetracycline nếu bạn đang mang thai, người bị dị ứng với tetracycline hoặc trẻ dưới 16 tuổi.

Một số thuốc trị nhiệt miệng dạng uống cũng có thể giúp giảm các triệu chứng nhiệt miệng như:

  • Các thuốc giảm đau không cần toa như ibuprofen (Advil), acetaminophen (Tylenol) hoặc naproxen (Aleve) có thể được sử dụng giảm khó chịu do nhiệt miệng.
  • Viên ngậm kẽm hay vitamin B và C cũng có thể giúp giảm các triệu chứng.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

  • Nguyên nhân và cách điều trị nhiệt miệng ở trẻ nhỏ
  • Làm cách nào để đối phó với nhiệt miệng?
  • 4 cách chữa loét miệng hiệu quả cho trẻ sơ sinh

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!