1. Đố kỵ
Suy nghĩ so sánh mình với người khác khá phổ biến vì cho rằng đó là động lực để phấn đấu. Tuy nhiên, không nhiều người kiểm soát được thói quen ấy theo chiều hướng tích cực, mà chuyển thành sự đố kỵ với thành quả của người khác. Hãy từ bỏ tính cách này, bạn sẽ có nhiều thời gian hơn để tập trung vào mục tiêu của mình thay vì lo nghĩ ai đạt được cái gì.
Hãy từ bỏ sự đố kỵ để có nhiều thời gian hơn tập trung vào mục tiêu của mình
2. Sợ thay đổi
Dù hoàn cảnh hiện tại khó khăn đến mấy, nhưng đã gắn bó và quen với nó, thì nhiều người ngại phải thay đổi. Họ đều biết mình không thích cuộc sống như vậy mà vẫn từ chối lựa chọn đi theo con đường khác để thoát khỏi bế tắc. Gác lại cảm giác sợ thay đổi, bạn sẽ dễ mở lòng với những thế giới mới. Dám đưa ra quyết định và đối mặt với điều mới mẻ là bạn đã thành công và có được nhiều trải nghiệm tuyệt vời.
3. Kiểm soát một cách máy móc
Mặc dù nhiều người muốn kiểm soát cuộc sống của mình theo những quy tắc mặc định, nhưng không phải mọi việc đều dễ nằm trong tầm tay. Đôi khi dù họ cố gắng đến đâu, sự việc lại rẽ theo một hướng khác, ngoài dự kiến. Tuy nhiên, nếu suy nghĩ thoáng hơn, linh hoạt hơn, họ sẽ dễ chấp nhận những gì cuộc sống đem lại và tìm thấy niềm vui.
4. Làm việc quá giờ
Để đạt được những thành quả mang tính đột phá, nhiều người phải làm việc quá nhiều giờ trong một ngày, thay vì 8 tiếng. Tuy nhiên, bạn vẫn nên cân bằng cuộc sống nhằm cảm nhận được hạnh phúc. Hãy dành chút thời gian cho điều quan trọng tương đương với sự nghiệp như gia đình, bạn bè và sở thích cá nhân.
Hãy cân bằng cuộc sống bằng việc không nên làm việc quá nhiều giờ
5. Đổ lỗi cho người khác
Tâm lý số đông là thường đổ lỗi cho người khác khi có chuyện không hay xảy ra. Thậm chí, thói quen ấy trở thành phản xạ vì mọi người không muốn nhận trách nhiệm cho bất kỳ điều gì tồi tệ. Bằng cách từ bỏ lối suy nghĩ này, bạn sẽ dễ tập trung để tìm ra giải pháp và thoát khỏi tình huống rắc rối.
6. Mình luôn đúng
Không ai có thể kiểm soát hết tri thức hay sự việc trên thế giới. Vậy tại sao nhiều người cho rằng mình luôn đúng? Có lẽ sự ích kỷ là lời giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi này. Đôi lúc, bạn cần xem trọng mối quan hệ mình có hơn là cái tôi quá lớn.
7. Liên tục phàn nàn
Luôn phàn nàn người khác không chỉ hủy hoại niềm vui của chính mình, mà còn của cả những ai liên quan. Nếu duy trì thói quen này, bạn vô tình đã tập phản xạ xấu là luôn bực tức với bất kỳ việc gì. Thay vì ca thán, chúng ta nên nhìn nhận sự việc ở khía cách tích cực và sự nỗ lực của mọi người.
Luôn phàn nàn người khác sẽ hoại niềm vui của chính mình
8. Thiếu niềm tin
Khi trong đầu vẫn tồn tại ý nghĩ chắc chắn mình không thể với tới mục tiêu đó hoặc có quá nhiều khó khăn, thì cuộc sống càng trở nên bế tắc. Cảm giác thiếu niềm tin ấy sẽ kìm nén khả năng tiềm ẩn của mỗi người. Đây chính là rào cảo lớn để họ tìm thấy hạnh phúc. Có những nhiệm vụ bất khả thi nhưng chúng vẫn được hoàn thành một cách ngoạn mục.
9. Những mối quan hệ không tích cực
Chúng ta dễ bị ảnh hưởng bởi những người bạn xấu, từ thói quen và cách suy nghĩ của họ. Do vậy, bạn nên chọn những mối quan hệ có thể tạo cho mình niềm hứng khởi, đón nhận cuộc sống một cách lạc quan, vui vẻ nhất.
10. Quá khứ
Phải thừa nhận rằng quá khứ của mỗi người bao giờ cũng tồn tại cả trải nghiệm tốt và không tốt. Đó chính là yếu tố nhào nặn nên tính cách của chúng ta. Tuy nhiên, khi nhìn về quá khứ, bạn không nên luôn giữ thái độ hối tiếc, thay vào đó là bài học, đòn bẩy để giúp bạn trưởng thành, vui vẻ hơn.
Ảnh minh họa: Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!