Từ Đông y đến Y học hiện đại, nhân sâm luôn được coi là loại thuốc quý với nhiều công dụng quý giá. Tuy nhiên, dùng sâm sai cách làm mất hiệu quả của sâm, thậm chí đem đến những hậu quả khôn lường.
Nấu sâm bằng đồ kim loại
Đây là một cách làm triệt tiêu chất bổ của sâm, ngay cả khi bạn chỉ dùng nồi để hấp cách thuỷ. Ngoài ra, chất kim loại trong nồi có thể hòa tan với sâm tạo thành 1 loại độc dược gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người dùng.
Không nên nấu nhân sâm trong đồ kim loại vì nó sẽ phản ứng tạo chất độc (Ảnh minh họa: Internet)
Uống chè (trà) với sâm
Trong chè có dược chất chống với sâm, khi uống hai thứ này với nhau vô tình làm vô hiệu hoá sự bổ dưỡng của sâm. Bạn cần dùng hai thứ này cách nhau ít nhất 2 giờ.
Dùng sâm quá nhiều
Sâm không nên được dùng thường xuyên hoặc dùng với liều lượng lớn. Dùng sâm quá nhiều có thể đem đến những hậu quả khôn lường đến sức khoẻ của bạn. Bạn nên tham khảo hướng dẫn của bác sỹ để có cách dùng tốt nhất.
Uống sâm rồi ăn củ cải, đồ biển
Tất cả các loại củ cải và hải sản đều kỵ nhân sâm. Củ cải và đồ biển có tính đại hạ khí, còn nhân sâm lại đại bổ khí. Dùng gần nhau sẽ khiến hai thứ triệt tiêu, gây hại cho người sử dụng.
Dùng sâm với thuốc chống đông máu
Thuốc chống đông máu cần thiết với những người bị nhồi máu não, suy tim và bệnh về van tim để tránh máu đông cục, tắc nghẽn các mạch máu. Khi uống cả thuốc này với sâm làm tác dụng chống đông máu được cộng dồn, gây ra tình trạng quá liều. Bệnh nhân từ lo lắng máu bị đông chuyển sang tình trạng máu dễ chảy, chỉ một va đập nhỏ cũng có thể gây tụ máu dưới da. Vì thế, khi sử dụng thuốc chống đông máu, sâm không nên là thuốc bồi dưỡng của bạn.
Uống sâm với thuốc trị tiểu đường
Người đang điều trị tiểu đường không nên dùng nhân sâm vì có thể gây tương tác thuốc (Ảnh minh họa: Internet)
Sâm giúp tăng chuyển hoá đường, nâng cao khả năng xâm nhập đường vào trong tế bào và dự trữ đường trong gan. Nếu dùng đơn lẻ tác dụng hạ đường máu rất mạnh. Nhưng khi kết hợp với các loại thuốc trị tiểu đường làm hạ đường máu thì xảy ra tình trạng quá liều. Sự kết hợp này gây ra tụt đường huyết mức độ nặng, thậm chí khiến người bệnh ngất tại chỗ. Nếu lỡ dùng chung, bạn nên nằm yên trên giường để tránh va chạm lúc ngất, một cốc nước đường sẽ giúp bạn hồi lại lượng đường vừa mất nhanh.
Kết hợp sâm với thuốc trị tâm thần
Nếu bạn dùng thuốc có chất amitriptylin và clozapin, tuyệt đối không nên dùng sâm. Khi chúng gặp nhau sâm khiến gan khó hấp thụ thuốc làm nồng độ thuốc tăng cao trong máu. Người bệnh rơi vào tình trạng quá liều, có nguy cơ bị rối loạn vận động. Nếu đang bị teo não hoặc bị co giật, nguy cơ tử vong sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, chúng khiến số lượng bạch cầu giảm, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu bạn dùng các loại thuốc được chuyển hóa nhiều ở gan như thuốc trị viêm gan, trị lao… cũng không nên dùng sâm
Vừa sâm vừa thuốc điều trị tăng huyết áp
Trong khi thuốc giúp hạ huyết áp thì sâm lại làm tăng huyết áp của người bệnh. Sự kết hợp này khiến thuốc trở nên vô dụng. Khi thuốc trở nên vô tác dụng, cơ hội để căn bệnh tăng huyết áp phát triển mạnh và có những biến chứng nguy hiểm.
>>> Xem thêm: 4 thực phẩm đừng dại mà dùng trong mùa đông
Thanh Nguyên (TH)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!