Ai cũng biết hút thuốc lá, khói thuốc, các chất gây ô nhiễm trong không khí... là những yếu tố chính làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Nhưng một số nghiên cứu đã chứng minh thêm rằng: Những gì bạn ăn cũng có thể đóng một vai trò quan trọng.
Dưới đây là những thực phẩm và thói quen trong cuộc sống có thể làm tăng nguy cơ bị ung thư phổi:
Chất béo bão hòa
Một nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Journal of Clinical Oncology số tháng 7/2017 đã liên kết việc tiêu thụ chất béo bão hòa với nguy cơ ung thư phổi ở người hút thuốc là và những người bỏ hút thuốc (khoảng 10 năm trước). Các tác giả của nghiên cứu kết hợp dữ liệu từ 10 nghiên cứu trước đó, trong đó có tổng cộng 1,4 triệu người và hơn 18.000 bệnh nhân ung thư phổi. Họ phát hiện ra rằng: Những người ăn nhiều chất béo bão hòa có nguy cơ bị ung thư phổi cao hơn những người ăn ít hơn; Trong khi những người ăn chất béo không bão hòa đa phần có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn.
Bổ sung beta-carotene
Một nghiên cứu năm 2009 cho hay, việc bổ sung beta-carotene (dưỡng chất được tìm thấy trong cà rốt, bí, rau chân vịt...) có thể làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người hút thuốc lá. Lưu ý là nghiên cứu này chỉ xem xét các sản phẩm bổ sung thêm beta-carotene chứ không xem xét trên thực phẩm tự nhiên. Có nghĩa là, những người có nguy cơ bị ung thư phổi cao nhất không nên bổ sung beta-carotene, chỉ nên ăn những thực phẩm chứa nó là đủ.
Carbohydrate tinh chế
Các loại đường đơn trong carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong cơ thể và có thể dẫn đến những thay đổi về nội tiết tố, từ đó gây viêm mạn tính. Theo thời gian, viêm mạn tính dưới bất kỳ hình thức nào cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư.
Trên thực tế, một nghiên cứu vào tháng 3/2016 trên website Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention cho thấy, những người ăn nhiều đường có nguy cơ ung thư phổi cao hơn so với những người không ăn. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại đường đều không tốt. Khi lựa chọn carbohydrate, hãy chọn các loại carbohydrate phức tạp như bánh mì từ ngũ cốc nguyên hạt, gạo nâu, trái cây và rau cải... vì chúng chứa chất xơ giúp giảm cholesterol và chứa ít đường hoặc không có đường.
Nướng thịt
Các loại thịt chiên và nướng có liên quan đến nguy cơ ung thư tuyến tụy và ung thư vú, chứ không liên quan tới ung thư phổi. Nhưng quá trình chế biến các món đó lại tạo ra chất gây ung thư do chất béo trong thịt bị đốt cháy. Thực tế, nướng thịt có thể giải phóng hydrocarbon đa vòng gây bệnh ung thư phổi.
Asen (Arsenic)
Asen là một nguyên tố tự nhiên được tìm thấy với số lượng nhỏ trong nước uống và các loại thực phẩm như gạo, nước ép táo, hải sản, thịt gia cầm...
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí American Journal of Respiratory and Critical Care Medicine năm 2013 đã khảo sát dân số ở Bangladesh - nơi hàm lượng asen trong nước uống khá cao và thấy rằng những người tiếp xúc với asen, ngay cả ở mức độ vừa phải, cũng có thể làm tổn thương chức năng phổi hơn so với những người không tiếp xúc với asenc. Thiệt hại xảy ra tương đương với nhiều năm hút thuốc lá. Đặc biệt, những người hút thuốc lá và tiếp xúc với asen thậm chí có chức năng phổi kém hơn rất nhiều so với người không hút thuốc.
Sàng lọc ung thư phổi tại Xander
Mỗi giai đoạn của bệnh có những phương pháp điều trị khác nhau. Ở giai đoạn càng sớm thì cách điều trị càng đơn giản và khả năng chữa khỏi càng cao. Thực hiện xét nghiệm sàng lọc ung thư phổi định kì là cách tốt nhất để phát hiện bệnh sớm góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong.
Lợi ích của dịch vụ xét nghiệm tại nhà
Bạn là một người bận rộn? Thay vì mất thời gian chờ đợi hàng tiếng đồng hồ để chờ đến lượt được xét nghiệm tại các bệnh viện công hay phải thêm nhiều giờ nữa để nhận kết quả thì nay bạn có thể lựa chọn dịch vụ xét nghiệm tại nhà.
Vừa giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức và hạn chế cơ thể tiếp xúc với môi trường nhiều mầm bệnh tật tại các bệnh viện công. Hơn nữa, chi phí thực hiện không đắt hơn giá niêm yết tại các bệnh viện lớn.
Vitamin nào rất cần cho ung thư phổi?
Ô nhiễm không khí: Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh hô hấp và ung thư phổi
Ung thư phổi giai đoạn cuối nên ăn gì?
Nước ép lựu có tốt cho bệnh nhân bị ung thư phổi không?
Kinh nghiệm điều trị bệnh ung thư phổi tại Viện 103
Hiện Xander cung cấp gói Sàng lọc ung thư phổi gồm 3 xét nghiệm CA 12-5, CEA và CYFRA 21-1 giúp phát hiện ra bệnh ung thư phối ngay từ giai đoạn đầu, giúp hạn chế được nguy cơ tử vong cao.
Cách tính tổng giá xét nghiệm
- Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm + Phí km tăng thêm
- Phí xử lý : 30.000đ
- Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu
* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, liên hệ với hotline:(024) 73049779 / 0984.999.501 để được tư vấn cụ thể.
Địa chỉ:300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội
Giờ làm việc:Thứ Hai - Thứ Sáu: 06:00 - 15:30, Thứ Bảy: 06:00 - 10:00
Xem thêm:
- Hỗ trợ điều trị ung thư phổi thành công từ sinh tố lô hội mật ong
- Dấu hiệu đầu tiên của ung thư phổi thường bị bỏ qua tới khi biết đã giai đoạn cuối
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!