Những trục trặc thầm kín ở bạn gái lứa tuổi dậy thì

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bạn gái ở lứa tuổi dậy thì cơ thể đang hoàn thiện để trở thành thiếu nữ rồi người phụ nữ trưởng thành có đầy đủ thiên chức của người phụ nữ.

Bạn gái ở lứa tuổi dậy thì cơ thể đang hoàn thiện để trở thành thiếu nữ rồi người phụ nữ trưởng thành có đầy đủ thiên chức của người phụ nữ.

Bạn gái ở lứa tuổi dậy thì cơ thể đang hoàn thiện để trở thành thiếu nữ rồi người phụ nữ trưởng thành có đầy đủ thiên chức của người phụ nữ. Với hầu hết các bạn gái, giai đoạn mới dậy thì, ngoài sự thay đổi về tâm lý (dễ xúc động, hay mơ mộng, vui buồn vô cớ, tâm trạng lo âu...), hơn nữa tình trạng kinh nguyệt của bạn gái dậy thì chưa thể ổn định ngay được, vì vậy bạn gái phải đối diện với nhiều biểu hiện khó chịu.

Các trục trặc thường gặp ở bạn gái tuổi dậy thì

Thống Kinh

Là triệu chứng đau quặn từng cơn, trướng bụng dưới, nặng nề ở vùng tiểu khung kèm theo nhức đầu, đau lưng, buồn nôn khi hành kinh. Có hơn 50% em gái mới dậy thì bị triệu chứng này. Nguyên nhân gây thống kinh là do niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin trong ngày hành kinh, đặc biệt là trong 48 giờ đầu (trường hợp này gọi là thống kinh nguyên phát); do thiếu vi chất hoặc do các bệnh lý khác (gọi là thống kinh thứ phát). Thống kinh không nguy hiểm, nhưng khiến các em thấy đau đớn, mệt mỏi, lo lắng và thiếu tự tin, ảnh hưởng tới sinh hoạt và học tập. Nhiều trường hợp thống kinh nặng còn phải dùng các thuốc có chứa hormon nữ (progesteron, estrogen), thuốc giảm đau cơ trơn để khống chế cơn đau. Tuy nhiên, tình trạng thống kinh sẽ mất đi khi hệ nội tiết hoạt động ổn định hơn.

Những trục trặc thầm kín ở bạn gái lứa tuổi dậy thì

Rong kinh, rong huyết

Rong kinh là hành kinh kéo dài hơn 1 tuần. Rong huyết là hiện tượng ra huyết ở bộ phận sinh dục không phải do kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần. Giải thích cho tình trạng rong kinh, rong huyết này là do khi mới vào tuổi dậy thì, hoạt động của hệ nội tiết ở em gái chưa ổn định. Có khi lượng estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn; progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen. Tất cả điều đó khiến cho nội mạc tử cung dày lên mãi nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng, bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu kéo dài.

Những trường hợp bị rong kinh, rong huyết nhẹ (máu không ra nhiều và không có hiện tượng thiếu máu) thì không cần điều trị, vì sau một vài chu kỳ, khi nội tiết hoạt động ổn định, hiện tượng này sẽ hết. Trường hợp rong kinh - rong huyết ở mức độ trung bình (máu ra không nhiều, nhưng thiếu máu) thì phải dùng thuốc có chứa estrogen và progesterone giúp cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Trường hợp rong kinh, rong huyết ở mức độ khá nặng (máu ra nhiều, thiếu máu) thì phải tới bệnh viện để theo dõi và điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Những trục trặc thầm kín ở bạn gái lứa tuổi dậy thì

Vô kinh

Có hai thể vô kinh là vô kinh thứ phát và vô kinh nguyên phát.

Vô kinh thứ phát là sự mất kinh (khoảng 4-6 tháng) sau khi đã có kinh rồi. Cũng có khi thấy kinh vài tháng rồi lại mất vài tháng... Nguyên nhân liên quan đến tâm lý, căng thẳng thể lực (luyện tập thể thao quá mức), rối loạn tiêu hóa...

Vô kinh nguyên phát là hiện tượng có phát triển những đặc tính giới thứ phát nhưng tới 16 tuổi, thậm chí hơn nữa vẫn không có kinh lần đầu. Những trường hợp trên cần xem có phải đã bị vô kinh nguyên phát (có thể do rối loạn nội tiết, cơ quan sinh dục nữ dị dạng hoặc kém phát triển, do sức khỏe kém và do các yếu tố tâm lý...).

Khi gặp các trục trặc này, bạn gái nên đi khám ngay để được điều trị.

Nguồn: Sức khỏe đời sống

>>> Xem thêm: Bệnh rong kinh có nguy hiểm không

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!