Những vấn đề chị em phụ nữ cần biết về buồng trứng

Giới tính - 11/24/2024

Buồng trứng là những tuyến nằm ở hai bên tử cung phụ nữ, đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống sinh sản. Nếu chưa biết đến chức năng và hoạt động của bộ phận này, mọi người có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

Chức năng của buồng trứng

Nhiệm vụ quan trọng nhất của bộ phận này là chứa những quả trứng siêu nhỏ. Bên trong các quả trứng có rất nhiều ADN của người phụ nữ. Khi trứng được thụ tinh với tinh trùng, chúng sẽ cùng nhau tạo ra phôi. Dù mỗi tháng có rất nhiều trứng được hình thành, chỉ có một hoặc hai quả trứng là di chuyển ra khỏi buồng trứng thông qua ống dẫn trứng rồi tới tử cung. Đây là nơi chúng sẽ kết hợp với tinh trùng. [Đứa trẻ được sinh ra trong trạng thái hưng phấn là đứa trẻ thông minh!]

Những vấn đề chị em phụ nữ cần biết về buồng trứng

Nhiệm vụ quan trọng nhất của bộ phận này là chứa những quả trứng siêu nhỏ.

Ngoài ra, bên cạnh chức năng chứa đựng và hình thành trứng, buồng trứng còn một nhiệm vụ quan trọng khác. Đó là tham gia vào quá trình sản sinh estrogen, progesterone và testosterone. Sau khi được tạo ra, Jessica Shepherd, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phẫu thuật phụ khoa tại Trung tâm Y tế trực thuộc Đại học Baylor ở Dallas cho biết, các loại hormone này sẽ rời khỏi buồng và đi khắp cơ thể thông qua đường máu. Chúng không chỉ đảm bảo hệ thống sinh sản hoạt động bình thường mà còn góp phần phát triển xương, cơ và não bộ.

Buồng trứng và quá trình thụ thai

Trong buồng trứng của một người phụ nữ có thể chứa 1-2 triệu quả trứng. Khi đến tuổi dậy thì, con số này giảm xuống 300000. Đến thời kỳ mãn kinh, hệ thống sinh sản không còn tạo ra trứng nữa. Vì trứng có kích thước rất nhỏ nên chúng có thể tái hấp thụ vào cơ thể. Theo ước tính, phụ nữ rụng khoảng 400 quả trứng kể từ lúc dậy thì đến thời kỳ mãn kinh.

Khi rụng, trứng đi qua nang buồng trứng, ra khỏi buồng trứng rồi theo ống dẫn trứng đi vào tử cung. Sau đó, tử cung sẽ nhanh chóng tiết hormone để chuẩn bị cho quá trình thụ thai. Nếu trứng không kết hợp được với tinh trùng, hiện tượng kinh nguyệt sẽ xảy ra. Chất lượng trứng giảm dần theo thời gian nên phụ nữ thường khó thể thụ thai khi đã qua tuổi 30.

Những vấn đề chị em phụ nữ cần biết về buồng trứng

Chất lượng trứng giảm dần theo thời gian nên phụ nữ thường khó thể thụ thai khi đã qua tuổi 30.

Nguyên nhân khiến buồng trứng bị tổn thương

U nang buồng trứng[dấu hiệu cảnh báo u nang buồng trứng]

Nếu nang trứng không thể vỡ để giải phóng trứng, chúng có thể sưng lên, chảy mủ và phát triển thành những khối u. Hầu hết các u nang này đều nhỏ và không đau. Theo Janet Choi, bác sĩ chuyên khoa sản tại trung tâm y khoa Colorado (Mỹ), một số người thậm chí còn không biết bản thân bị u nang buồng trứng cho tới khi đi khám phụ khoa.

Bệnh này có xu hướng tự khỏi và hiếm khi gây biến chứng dẫn tới ung thư. Ở một số người, u nang buồng trứng có thể tạo ra những cơn đau bụng, đầy bụng và làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một trong những tình trạng ảnh hưởng tới sức khỏe buồng trứng. Mira Aubuchon, chuyên viên nghiên cứu các vấn đề phụ khoa kiêm bác sĩ tại tổ chức sức khỏe sinh sản Missouri cho hay, các triệu chứng đặc trưng của tình trạng này là mọc mụn trứng cá, tăng cân, rối loạn chu kỳ kinh nguyệt hoặc khiến lông trên cơ thể mạnh.

Hội chứng buồng trứng đa nang ảnh hưởng đến 20% phụ nữ trên thế giới. Hội chứng này khiến buồng trứng của bạn sản xuất quá nhiều hormone giới tính nam; từ đó làm cho nang trứng ngừng hoạt động, tác động tới quá trình hình thành trứng.

Những vấn đề chị em phụ nữ cần biết về buồng trứng

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một trong những tình trạng ảnh hưởng tới sức khỏe buồng trứng.

Ung thư buồng trứng

Hơn 20000 phụ nữ được chẩn đoán mắc bệnh ung thư buồng trứng mỗi năm. Ung thư buồng trứng thường được mệnh danh là 'kẻ giết người thầm lặng'. Các khối u hiếm khi được phát hiện ở giai đoạn sớm để người bệnh dễ điều trị.

Do buồng trứng nằm gần bàng quang và ruột, các triệu chứng của bệnh thường bao gồm đầy hơi, đau lưng hoặc đau vùng chậu, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, đi tiểu thường xuyên, cảm thấy no bất thường, mất năng lượng và dễ thèm ăn.

Sherry Ross, nhà dược sĩ học phụ khoa kiêm chuyên viên chăm sóc sức khỏe phụ nữ tại trung tâm Santa Monica, California cho biết, những dấu hiệu cảnh báo này thường bị mọi người bỏ qua và coi nhẹ. Để ngăn ngừa và điều trị kịp thời, chị em phụ nữ nên tiến hành kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Điều gì xảy ra với buồng trứng trong thời kỳ mãn kinh?

Mãn kinh là thời điểm báo hiệu buồng trứng cần được nghỉ ngơi và thư giãn. Khi buồng trứng lão hóa [cẩn trọng nguyên nhân gây lão hóa buồng trứng sớm], chúng dần mất đi khả năng nhận tín hiệu từ các hormone để giải phóng trứng. Mất kiểm soát quá trình sản sinh hormone tạo nên sự mất cân bằng trong buồng trứng. Hiện tượng này cũng gián tiếp ảnh hưởng tới tâm trạng, giấc ngủ và gây nên cảm giác nóng bừng (hot flashes) khó chịu. May thay, bác sĩ có thể giúp bạn tìm cách giải quyết các vấn đề này.

Những vấn đề chị em phụ nữ cần biết về buồng trứng

Mãn kinh là thời điểm báo hiệu buồng trứng cần được nghỉ ngơi và thư giãn.

Biện pháp bảo vệ sức khỏe buồng trứng

Ngoài việc kiểm tra sức khỏe định kỳ, mọi người cũng cần lưu ý một vài vấn đề sau nhằm bảo vệ bộ phận quan trọng này:

Tránh dùng thuốc lá vì hóa chất trong trong chúng sẽ phá hủy vật chất di truyền ở trứng, khiến trứng dễ chết hơn. Hơn nữa, việc làm này có thể giảm khả năng sinh sản hoặc khiến thời kỳ mãn kinh xuất hiện sớm hơn.

Kiểm soát cân nặng cũng là yếu tố quan trọng nhằm cân bằng hormone trong cơ thể. Càng làm được điều này thì bạn càng có thể giảm bớt các triệu chứng PCOS.

(Nguồn: Pre)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!