Ung thư buồng trứng được biết tới là kẻ giết người thầm lặng, bởi có đến 80% trường hợp mắc bệnh đều được phát hiện khi đã ở giai đoạn cuối. Theo tiến sĩ Ronny Drapkin (Giáo sư tại trường Đại học Pennsylvania - người đã nghiên cứu căn bệnh này trong suốt hai thập kỷ cho biết nguyên nhân khiến bệnh phát hiện muộn là do vị trí của nó nằm ở khu vực xương chậu) nhận định: 'Xương chậu giống như một chiếc bát, vì vậy nên các khối u có thể phát triển lớn trước khi bị phát hiện'.
Nguyên nhân khiến bệnh ung thư buồng trứng được chẩn đoán muộn có liên quan đến các dây thần kinh tạng phản ứng chậm với cảm giác đau. Khi ung thư buồng trứng phát triển ở giai đoạn đầu thường không gây ra cảm giác đau hay khó chịu gì. Nhưng mặt khác, khoang chậu lại tương đối rộng, khối u buồng trứng sẽ không tạo được cảm giác chèn ép lên các bộ phận xung quanh nên nhiều người không hề biết mình đang có bệnh.
Nếu muốn phát hiện bệnh ung thư buồng trứng ngay từ sớm, bạn cần nắm rõ các triệu chứng sau đây.
1. Kinh nguyệt ra ít
Một triệu chứng phổ biến của bệnh ung thư buồng trứng trong giai đoạn đầu là kinh nguyệt ra ít hơn, thậm chí là mãn kinh do chức năng buồng trứng sẽ suy giảm trong khi khối u phát triển sẽ ảnh hưởng đến lưu lượng kinh nguyệt tiết ra. Chính vì vậy, nếu bạn chỉ thấy máu ra nhỏ giọt trong chu kỳ kinh nguyệt, kèm theo triệu chứng đau hoặc một vài sự thay đổi khác trong chu kỳ thì tốt nhất nên đi khám ngay.
2. Chảy máu bất thường
Không phải trong kỳ kinh nguyệt mà cũng chảy máu ở vùng kín thì bạn cần xem lại sức khỏe ở 'vùng dưới' của mình. Người mắc bệnh ung thư buồng trứng có thể gặp ảnh hưởng liên quan đến quá trình tiết hormone sinh sản, từ đó là nguyên nhân gây chảy máu âm đạo bất thường.
3. Đau vùng bụng và vùng xương chậu
Đừng chủ quan khi thấy xuất hiện những cơn đau nhói kéo dài dai dẳng ở vùng bụng hay vùng xương chậu. Đặc biệt, nếu không phải trong kỳ 'đèn đỏ' mà gặp phải dấu hiệu này thì bạn nên đi khám ngay để biết rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Một khi tế bào ung thư đã phát triển thì nó có thể tác động đến các cơ quan, hay bộ phận khác xung quanh vùng có khối u, dễ nhận thấy nhất là vùng bụng và vùng xương chậu, từ đó gây nên chứng đau nhức.
4. Đi tiểu thường xuyên
Triệu chứng này thường rất khó nhận biết, do đó, bạn nên chú ý khi thấy có hiện tượng đi tiểu thường xuyên từ 3 - 4 lần trong một giờ đồng hồ. Điều này cho thấy khối u ở buồng trứng đang lớn dần, từ đó gây ảnh hưởng trực tiếp tới bàng quang trong cơ thể.
5. Táo bón
Mặc dù, táo bón là một bệnh lý về tiêu hóa, nhưng nó cũng thường biểu hiện ở những người mắc ung thư buồng trứng. Tình trạng này xuất phát từ khối u đang phát triển dần trong cơ thể, đồng thời gây áp lực lên ruột và dạ dày nên dẫn đến chứng táo bón.
Ung thư buồng trứng có thể mang đến những tác hại gì cho phái nữ?
Ở giai đoạn đầu, bệnh không chỉ gây khó chịu về đường tiêu hóa của người bệnh mà còn dẫn đến chứng chán ăn. Khi bệnh nặng hơn, tế bào của buồng trứng sẽ bị tế bào ung thư phá hủy, từ đó gây rối loạn kinh nguyệt, vô kinh, lâu dần ảnh hưởng tới buồng trứng. Điều này cũng làm ảnh hưởng tới nội tiết tố của nữ giới, làm tăng tiết nội tiết tố nam và khiến nữ giới ngày càng nam tính hơn.
Ngoài việc làm suy giảm sức khỏe của người bệnh, ung thư buồng trứng còn gây ảnh hưởng đến quá trình tiết trứng và làm tăng cao nguy cơ vô sinh.
3 phương pháp giúp đẩy lùi nguy cơ mắc bệnh ung thư buồng trứng:
- Tuân thủ một chế đồ ăn uống lành mạnh: Việc tiêu thụ nhiều chất béo bão hòa hoặc để cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư buồng trứng. Để ngăn ngừa bệnh thì nữ giới nên ăn nhiều trái cây và rau củ cùng các loại thực phẩm giàu hàm lượng chất xơ cao. Đặc biệt, cần giảm bớt lượng chất béo xấu trong thực phẩm và bổ sung nhiều canxi hơn.
- Tập thể dục nhiều hơn:Nữ giới tập luyện thường xuyên có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn từ 20 - 30% so với nữ giới ít tập luyện. Nếu quá bận rộn không có thời gian tới phòng tập thì bạn có thể thay thế bằng những công việc nhà.
- Đi kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Nếu tiền sử gia đình có người mắc bệnh ung thư buồng trứng thì phải tiến hành kiểm tra thường xuyên. Trong đó, siêu âm âm là tốt nhất, khi cần thiết cũng có thể nội soi ổ bụng.
Nguồn và ảnh: Sohu, Health, Sina, Internet
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!