Nhược cơ có nguy hiểm?

Cần biết - 11/24/2024

Bệnh nhược cơ có thể được xác định bằng nghiệm pháp zoly dương tính (cho bệnh nhân tự nhắm mở mắt 15 lần rồi mở mắt nhìn; bệnh nhân nhược cơ sẽ không mở được, mi mắt sa xuống) hoặc prostigmin dương tính.

Cháu 27 tuổi bị, rất hay bị mệt, nhất là khi phải gắng sức. Gần 1 tháng nay, tự nhiên mắt trái cháu bị sụp và việc nuốt nhai gặp khó khăn.

Cháu đọc báo thấy triệu chứng của cháu giống như bị nhược cơ. Xin hỏi nhược cơ có nguy hiểm? Làm thế nào để nhận biết?

Nguyễn Hồng Nga(Quảng Bình)

Nhược cơ là một loại bệnh thần kinh cơ, liên quan nhiều tới cơ chế tự miễn. Biểu hiện điển hình là bệnh nhân thấy mỏi mệt cơ tăng dần theo thời gian; trương lực một số cơ bị giảm.

Bệnh nhược cơ gồm 2 thể chính: Nhược cơ cấp: Là thể bệnh cấp cứu, thường gặp ở thai phụ có tiền sử chữa nhược cơ hoặc người có u ác tính ở tuyến ức.

Ở thể này, các cơn mỏi cơ (nhất là cơ hô hấp) xuất hiện gần như liền nhau, gây khó thở cấp, ăn nghẹn, uống sặc; Nhược cơ thông thường: Thường gặp ở nữ, ở trẻ em quãng 10 tuổi và lứa tuổi 20-40.

Biểu hiện ban đầu là chứng mỏi mệt cơ theo thời gian lao động và sinh hoạt hằng ngày. Người bệnh có thể chỉ bị sụp mi mắt (1 hoặc 2 bên) hay nhai khó, nuốt khó, mỏi mệt tay chân...

Bệnh nhược cơ có thể được xác định bằng nghiệm pháp zoly dương tính (cho bệnh nhân tự nhắm mở mắt 15 lần rồi mở mắt nhìn; bệnh nhân nhược cơ sẽ không mở được, mi mắt sa xuống) hoặc prostigmin dương tính.

Tuy nhiên, để chẩn đoán chính xác bệnh, bạn cần phải đến các bệnh viện để được làm các xét nghiệm về miễn dịch, phản ứng điện - điện cơ, Xquang tuyến ức… cụ thể để được điều trị kịp thời.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!