Thuốc Clopheniramin thường được dùng trong điều trị các bệnh như: viêm mũi dị ứng, mày đay, viêm mũi vận mạch, viêm kết mạc, phù Quincke, dị ứng thuốc hoặc thức ăn, côn trùng đốt, ngứa. Nó còn là thuốc bổ trợ trong điều trị cấp cứu sốc phản vệ và phù mạch.
Mặc dù thuốc được dùng khá phổ biến trong các bệnh dị ứng theo mùa và quanh năm nhưng các trường hợp sau thì tuyệt đối không dùng thuốc clorpheniramin: quá mẫn với clorpheniramin và các thành phần của thuốc, cơn hen cấp, phì đại tuyến tiền liệt, glôcôm góc hẹp, tắc bàng quang, hẹp môn vị, trẻ sơ sinh và trẻ đẻ thiếu tháng.
Thuốc chống dị ứng cũng có thể gây dị ứng (Ảnh: Internet)
Ngoài ra khi dùng clorpheniramin, cần chú ý tới tác dụng an thần của thuốc, biểu hiện trên mỗi cá thể có khác nhau từ ngủ gà nhẹ đến ngủ sâu, gây chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ và suy giảm tâm thần vận động.
Do vậy, cần tránh dùng cho người đang lái xe hoặc điều khiển máy móc. Tác dụng an thần của clorpheniramin tăng lên khi uống rượu và khi dùng đồng thời với các thuốc an thần khác. Người có bệnh phổi mạn tính và trẻ em dưới 2 tuổi phải rất thận trọng khi dùng thuốc có chứa clorpheniramin, đề phòng nguy cơ biến chứng đường hô hấp, suy giảm hô hấp.
Clorpheniramin có thể làm tăng nguy cơ bí tiểu tiện do tác dụng phụ chống tiết acetylcholin của thuốc, đặc biệt ở người bị phì đại tuyến tiền liệt, tắc đường niệu, tắc môn vị tá tràng và làm trầm trọng thêm ở người bệnh nhược cơ. Thận trọng dùng cho người trên 60 tuổi.
>> Xem thêm: Hỏi - đáp về bệnh dị ứng chung
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!