Nổi mề đay do thiếu chất hay dấu hiệu ung thư?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Nổi mề đay lâu không khỏi

Chị Thủy bị mề đay mẩn ngứa khoảng nửa năm nay, đi khám uống thuốc kháng histamin thì cứ hết thuốc là bị nổi mề đay lại. Chị đã uống 6 đợt thuốc, mỗi đợt uống 5 ngày thuốc. Xét nghiệm men gan cho kết quả bình thường, xét nghiệm sán chó cho kết quả âm tính, xét nghiệm dị ứng thức ăn thì không thấy dị ứng với bất kì loại thức ăn nào. Chị Thủy có uống thuốc bắc giải độc gan một thời gian cũng không hết mề đay.

Vị trí cơ thể nổi mề đay thường là chỗ mặc áo ngực, thắt lưng, bẹn, ở nách, khuỷu tay, khuỷu chân, đùi. Các nốt mề đay mới đầu nhỏ như mũi chích, hình tròn, nhưng sau đó lan to, thậm chí có chỗ to như bàn tay.

Vì thế chị rất thắc mắc mề đay là dấu hiệu của bệnh gì? Nổi mề đay có thể do cơ thể bị thiếu chất gì trong người không? Mề đay liệu có phải là triệu chứng ban đầu của bệnh u gan hoặc u mật, hoặc là một loại ung thư nào đó hay không? Chị Thủy nên làm các xét nghiệm gì để tìm ra nguyên nhân của bệnh nổi mề đay của chị?

Nổi mề đay do thiếu chất hay dấu hiệu ung thư?

Vị trí cơ thể nổi mề đay thường là chỗ mặc áo ngực, thắt lưng, bẹn, ở nách, khuỷu tay, khuỷu chân, đùi

Nổi mề đay do đâu?

Trước những thắc mắc của chị Thủy, đầu tiên Lily & WeCare xin giải thích một chút về bệnh mề đay. Mề đay là tình trạng viêm da có dạng hồng ban và phù giới hạn với triệu chứng đặc trưng là ngứa. Bệnh này dễ gây nhầm lẫn với các tình trạng viêm da khác, ví dụ như chàm, viêm da tiếp xúc, nốt do côn trùng đốt, hồng ban đa dạng...

Mề đay được chia ra làm hai dạng cấp và mạn tính. Nguyên nhân cũng rất đa dạng, từ nhiễm trùng (như nhiễm nấm, nhiễm trùng hô hấp, viêm gan siêu vi, HIV, nhiễm H. pylori, giun sán...), dị ứng thức ăn, dị ứng thuốc, nhựa, quần áo, xà phòng, di ứng phấn hoa, bụi... thậm chí nguyên nhân có liên quan đến tình trạng căng thẳng tâm lý ở người bệnh.

Một số báo cáo đã cho thấy có đến 60% trường hợp nổi mề đay không tìm được nguyên nhân chính xác. Một số bệnh lý ung thư, đặc biệt là các bệnh ung thư liên quan huyết học có biểu hiện trên da tương tự mề đay, nhưng cần được đánh giá và phân biệt bởi các bác sĩ chuyên khoa da liễu.

Nếu đã đi khám chuyên khoa da liễu nhiều lần mà không tìm được nguyên nhân thì cũng không nên lo lắng quá, rất có thể đây là bệnh mề đay vô căn sẽ tự biến mất sau một thời gian mà không cần phải điều trị.

Nổi mề đay do thiếu chất hay dấu hiệu ung thư?

Bạn nên tránh xa các chất kích thích

Điều trị bệnh mề đay

Tốt nhất là loại bỏ các yếu tố gây bệnh nếu đã xác định được.

Tránh một số thức ăn và một số thuốc có thể gây dị ứng. Tránh các chất kích thích như: rượu, trà, gia vị, cà phê...

Ăn nhẹ, giảm ăn muối.

Trường hợp nổi mề đay gây ngứa, khó chịu nhiều, có thể dùng giấm thanh pha trong nước ấm (tỉ lệ: 1 phần giấm 2 phần nước) để thoa hay để tắm.

Tránh dùng các loại thuốc mỡ kháng histamin (phenergan) thoa vì dễ gây viêm da dị ứng. Mỡ corticoides thường ít hiệu quả, có thể gây một số tác dụng phụ (nhất là khi thoa trên diện tích da quá lớn).

Thuốc corticoides (để uống hay tiêm) chỉ nên dùng trong điều trị mề đay cấp, trường hợp nặng, kèm phù thanh quản.

Đối với bệnh mề đay mãn tính: vì thường có liên quan tới các bệnh lý bên trong nên bệnh nhân cần đến các bác sĩ chuyên khoa khám và làm thêm các xét nghiệm cần thiết để tìm ra nguyên nhân và có cách điều trị thích hợp.

Chú ý: Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo, người đọc cần cân nhắc trước khi áp dụng.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!