Nồng độ đường huyết trong máu được dùng làm thước đo để đánh giá kết quả điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả nhất. Ở mỗi người bệnh sẽ có một chỉ số đường huyết không giống nhau, tương ứng với những giai đoạn bệnh từ nhẹ đến nặng, và bác sĩ sẽ căn cứ và kết quả đo để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất.
Vậy chỉ số đường huyết là gì, làm thế nào để tính được nó và kết quả bao nhiêu thì chứng tỏ bạn đang "an toàn"? Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu ngay sau đây.
Chỉ số đường huyết là gì?
Chỉ số đường huyết, hay còn gọi là nồng độ đường trong máu được dùng để chỉ lượng đường glucose (một loại đường đơn) có trong máu. Đây là chất được chuyển hóa từ thực phẩm có chứa tinh bột, đường như: gạo, sắn, ngô, khoai, các loại củ... là nguồn cung cấp “nhiên liệu” chính, đảm bảo cho sự hoạt động trơn tru của các tế bào. Chỉ số này là một trong những yếu tố quan trọng và là tiêu chí để đánh giá bệnh đái tháo đường hiệu quả nhất hiện nay.
Phụ thuộc vào từng đối tượng cụ thể, với người chưa bị bệnh, người mới được chẩn đoán hay người ở giai đoạn tiền tiểu đường, tại các thời điểm khác khau, thì ngưỡng giá trị an toàn của chỉ số đường huyết sẽ có sự thay đổi.
Vậy chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?
Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường và mức đường huyết có bình thường hay không còn tùy thuộc vào cách đo lường.
Thông thường, đường huyết thường tăng lên đáng kể sau khi ăn và giảm sau khi bạn tập thể dục hoặc vận động thường xuyên. Có 4 xét nghiệm thường được áp dụng để làm tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh đái tháo đường và mức đường huyết bình thường như sau:
1. Đo đường huyết ngẫu nhiên
+ Đường huyết bình thường: <7.8mmol/l (140mg/dl).
+ Giai đoạn tiền đái tháo đường: 7.8mmol/l – 11.1mmol/l (140 - 200 mg/dl).
+ Chẩn đoán bệnh tiểu đường: lớn hơn hoặc bằng 11.1mmol/l (200 mg/dl), ít nhất qua 2 lần thử.
2. Đo đường huyết lúc đói:
+ Đường huyết bình thường: 4.0 – 5.6 mmol/l (72 - 100 mg/dl), đường huyết lúc đói được đo lần đầu vào buổi sáng, khi bạn chưa ăn hoặc uống bất kỳ loại thực phẩm nào.
+ Giai đoạn tiền đái tháo đường: 5.6 – 6.9mmol/l (101 – 125mg/dl).
+ Chẩn đoán bệnh đái tháo đường: Lớn hơn hoặc bằng 7mmol/l (126mg/dl), ít nhất qua 2 lần thử.
3. Nghiệm pháp dung nạp glucose
+ Đường huyết bình thường: <7.8mmol/l (140mg/dl)
+ Giai đoạn tiền đái tháo đường: 7.8mmol/l – 11.1mmol/l (140 - 200 mg/dl).
+ Chẩn đoán bệnh đái tháo đường: lớn hơn hoặc bằng 11.1mmol/l (200 mg/dl).
4. Xét nghiệm HbA1c
+ Đường huyết bình thường: <5.7%
+ Giai đoạn tiền đái tháo đường: 5.7 – 6.4%
+ Chẩn đoán bệnh đái tháo đường: Lớn hơn hoặc bằng 6.5%
Theo các chuyên gia Y tế, nhìn chung chỉ số đường huyết lúc đói ở khoảng giữa 70 mg/dL (3.9 mmol/L) và 92 mg/dL (5.0 mmol/L) là bình thường. Khi lượng đường trong máu dưới 70 mg/dL (3.9 mmol/L) thì được coi là hạ đường huyết. Đây là tình trạng nguy hiểm và cần được cấp cứu kịp thời. Sự tụt giảm đường huyết vẫn có thể tiếp tục diễn ra và người bệnh có thể rơi vào trạng thái hôn mê, tổn thương não.
Và theo khuyến cáo, những thời điểm tốt nhất để kiểm tra chỉ số đường huyết mà bạn có thể thực hiện là:
+ Cảm thấy người mệt mỏi
+ Gặp phải những căng thẳng đến từ công việc, gia đình, bạn bè
+ Đột nhiên ăn nhiều hơn bình thường
+ Bạn phải chuyển qua dùng thuốc mới hoặc phối hợp thêm các thuốc hạ đường huyết khác
+ Sau khi ăn 2 giờ
+ Trước và sau khi tập thể dục
+ Sau khi bạn dùng bữa ở bên ngoài hoặc khi ăn các thực phẩm mà lúc bị bệnh chưa từng ăn
+ Trước khi đi ngủ...
Chỉ số glucose trong xét nghiệm máu bao nhiêu là bình thường?
Cơ thể bạn sẽ như thế nào khi ăn rau muống?
Phải làm sao khi ngủ ngáy trong thời gian mang thai?
Những xét nghiệm phụ nữ nên làm khi ở độ tuổi 30
Xét nghiệm máu phát hiện được những bệnh gì?
Cách tính nồng độ đường trong máu
Đường huyết thường được đo bằng milligrams trên deciliter (mg/dL) hoặc millimoles trên liter (mmol/L). Để hiểu được mức độ chỉ số đường trong máu, từ đó có thể chẩn đoán bệnh đái tháo đường một cách chính xác nhất, có 2 cách tính nồng độ đường trong máu thường được áp dụng nhất, đó là:
- Từ mmol/L -> mg/dL bằng cách nhân (x) với 18
- Từ mg/dL -> mmol/L bằng cách chia (:) cho 18
Chẳng hạn, kết quả xét nghiệm đường máu của bệnh nhân là 125mg/dl nếu muốn chuyển sang đơn vị mmol/l thì chỉ việc nhân với 5,5 sau đó chia cho 100. Ví dụ là: (125mg/dl x 5,5)/100 = 6,9mmol/l.
Đường huyết bất thường phải làm gì?
Theo Dược sĩ Lê Hoa – chuyên khoa Dược, nhà thuốc Xuân Qúy SL4 Hùng Vương cho biết: Khi kết quả đo chỉ số đường huyết bất thường, bạn nên lập tức thông báo cho bác sĩ để được giúp đỡ.
Và để giúp ngăn ngừa các biến chứng của bệnh tiểu đường, bạn cần phải sử dụng các hoạt chất sinh học từ thiên nhiên để giúp ổn định đường huyết. Khi đường huyết tăng cao kéo dài sẽ thúc đẩy nhanh quá trình viêm mạn tính mạch máu và stress oxy hóa, gây tổn thương tới các tế bào và làm suy yếu các cơ quan trong cơ thể.
Những hoạt chất sinh học có trong bộ ba hoài sơn, mạch môn, câu kỷ tử, có tác dụng kích thích hoạt động của tuyến tụy tăng tiết insullin, đồng thời tăng sự nhạy cảm của insullin với các tế bào. Giảm hấp thu đường sau ăn, mang lại hiệu quả ổn định đường huyết tự nhiên và bền vững, giảm viêm và giảm stress oxy hóa mạnh mẽ, nhờ đó giúp hỗ trợ phòng ngừa và điều trị biến chứng tiểu đường đặc biệt hiệu quả.
Ngoài ra để có thể giảm lượng đường trong máu, đảm bảo duy trì lượng đường ổn định ở mức bình thường trong cơ thể. Bạn cần kết hợp việc bổ sung đủ lượng nước để giúp loại bỏ được lượng đường trong máu thông qua đường tiểu và cung cấp nước cho cơ thể.
Đồng thời thay đổi thói quen ăn uống và cố gắng tập thể dục đều đặn cũng là cách phòng tránh và làm giảm lượng đường trong cơ thể.
Xem thêm
Điều duy nhất bạn cần để kiểm soát đường huyết
Cảnh báo lượng đường trong máu vượt ngoài mức cho phép, bạn phải biết?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!