Đậu đen nấu thành chè hay đậu đen rang rồi hãm thành nước uống thay nước lọc trong những ngày nắng nóng hiện nay rất được ưa chuộng. Đây không phải món đồ uống cao sang, đắt đỏ gì mà đã được lưu truyền từ lâu trong dân gian ta bởi công dụng giải nhiệt cực tốt.
Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, hạt đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết, giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt... Đậu đen cũng được sử dụng điều trị các bệnh lý về phong nhiệt rất tốt, ngoài ra đậu đen còn có thể kết hợp với một số vị thuốc Đông Y khác để điều trị bệnh…
Nhưng không phải vì thế mà bạn lạm dụng uống nước đậu đen quá nhiều vào những ngày hè oi bức như hiện nay. Chuyên gia Đông y chỉ ra những lứu ý khi dùng đậu đen để tránh gây hại sức khỏe như sau:
Không uống quá nhiều như việc uống thay nước lọc hàng ngày
Nhiều người hiện nay có thói quen uống nước đậu đen rang thay nước lọc, tưởng có thể giải nhiệt mùa hè tốt hơn thực ra là thói quen cực sai lầm. Việc uống nước đậu đen thay cho nước uống hàng ngày sẽ ảnh hưởng tới khả năng hấp thu của các chất trong cơ thể. Nhất là với trẻ nhỏ, nếu mẹ nấu nước đậu đen cho con uống thay nước lọc trong nhiều ngày nắng nóng có khả năng trẻ không hấp thu được dinh dưỡng, dẫn tới còi xương, suy dinh dưỡng.
Ngoài ra, các loại đậu cũng chứa nhiều chất phytate làm giảm hấp thu một số khoáng chất như sắt, kẽm, canxi khi dùng chung với các thức ăn chứa nhiều sắt, kẽm và canxi. Do đó, tất cả mọi người đều không được lạm dụng uống quá nhiều nước đậu đen.
Nhiều người hiện nay có thói quen uống nước đậu đen rang thay nước lọc, tưởng có thể giải nhiệt mùa hè tốt hơn thực ra là thói quen cực sai lầm.
Theo chuyên gia, mỗi tuần, bạn chỉ nên ăn chè đậu đen 1-2 lần, tương đương 1-2 bát. Với nước đậu đen rang cũng chỉ nên uống mỗi ngày một ly nhỏ thay vì uống như nước lọc hàng ngày.
Không phải ai cũng có thể uống nước đậu đen để giải nhiệt trong mùa hè
'Đậu đen có tính mát nên không dùng được cho những người bị hư hàn như viêm loét hành tá tràng, dễ bị tiêu chảy, tiêu chảy mạn, chân tay lạnh, sợ lạnh… Nếu chẳng may mắc phải những bệnh này, ăn đậu đen sẽ làm cho bệnh thêm nặng, khó điều trị dứt điểm', lương y Bùi Hồng Minh cho hay.
Do đó, người mắc bệnh viêm đại tràng, người tỳ vị hư người đi ngoài phân lỏng, tiêu chảy, tiêu hóa kém không dùng đậu đen. Nếu có dùng chỉ dùng kiểu thưởng thức ở dạng hạt đậu đen đã được rang để ôn ấm vị.
Đậu đen có tính mát nên không dùng được cho những người bị hư hàn như viêm loét hành tá tràng, dễ bị tiêu chảy, tiêu chảy mạn, chân tay lạnh, sợ lạnh…
Tuyệt đối không đãi vỏ đậu đen
Một điều lưu ý nữa khi dùng đậu là mọi người cần bỏ thói quen đãi bỏ vỏ. Vỏ các loại đậu mới có tác dụng chính trong việc giải độc. Nếu đậu đã đãi vỏ thì chỉ còn là món ăn dinh dưỡng, còn tác dụng giải độc và giải nhiệt gần như không có.
Nên ngâm đậu đen trước khi nấu
Quá trình đậu đen nảy mầm sẽ tăng tỷ lệ dinh dưỡng lên gấp đôi, do đó việc ngâm đậu đen trước khi nấu không chỉ giúp hạt đậu mềm hơn mà còn làm cho hạt đậu ở trạng thái nảy mầm. Như vậy, ngâm đậu đen trước khi nấu không chỉ để rút ngắn thời gian đun nấu, đậu mềm dễ tiêu hoá mà còn có thể sinh ra nhiều dưỡng chất hơn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!