Bình thường, trẻ 3 tuổi thường nói rất nhiều, biết từ 50 đến 200 từ, tự nói chuyện khi chơi. Trẻ có thể tạo ra một cụm từ có đầy đủ thành phần chủ ngữ và vị ngữ. Trẻ biết sử dụng các câu đơn giản, đặt câu hỏi đơn giản. Sau giai đoạn này, trẻ sẽ nói được và sẽ tạo đà cho trẻ phát triển rất nhiều các câu phức tạp, hình thành các câu chuyện dài với nội dung khá logic.
Trẻ 3 tuổi chậm nói thường có các biểu hiện như không hiểu ngôn ngữ bằng những bé cùng tuổi khác, không đặt câu hỏi, không biết hoặc không làm theo những chỉ dẫn đơn giản, không thể kể tên các sự vật thông thường, không nói được những cụm từ ngắn, không thể hiện sự quan tâm khi được chơi chung với các bé khác, cảm thấy khó khăn khi phải rời khỏi mẹ hoặc người thân, không thể hát vài vần điệu quen thuộc hoặc các bài hát ngắn.
Để giúp trẻ chậm nói học nói, PGS.TS Nguyễn Ngọc Sáng - Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng - đã đưa ra một vài lời khuyên như sau: ‘Trước hết, gia đình nên đưa trẻ đi khám sớm. Các bác sĩ có thể khám và chữa trị các vấn đề trục trặc về sức khỏe, tâm lý gây cản trở cho việc phát triển ngôn ngữ của bé. Ngoài ra, phụ huynh nên dành nhiều thời gian để nói chuyện với con, hát và bắt chước các âm thanh cử chỉ. Cha mẹ có thể đọc cho trẻ nghe những cuốn sách mà trẻ có thể bắt chước , chỉ các bức tranh và gọi tên chúng. Đồng thời, tận dụng các tình huống hàng ngày để khuyến khích trẻ nói và thể hiện ngôn ngữ của mình’.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần hạn chế cho trẻ xem ti vi. Bởi lẽ, việc này sẽ lấy mất cơ hội để trẻ tham gia những họat động vui chơi khác và khiến trẻ chỉ giao tiếp một chiều.
>> Xem thêm: Hỏi - đáp về hội chứng ADHD
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!