1. Đại cương
Biến chứng hạ đường huyết có thể xuất hiện khi bệnh nhân đái tháo đường được điều trị bằng insulin hoặc Sulfonylurea. Bệnh nhân có triệu chứng của rối loạn thần kinh giao cảm: lo lắng, run tay chân, vã mồ hôi, hồi hộp đánh trống ngực, cảm giác đói cồn cào; có triệu chứng rối loạn hệ thần kinh trung ương: mất khả năng tập trung, nhìn mờ, lơ mơ hoặc co giật hôn mê; nồng độ đường trong máu < 3,9 mmol/L.
Bệnh nhân tiểu đường và người nhà cần phát hiện và xử lý tại nhà khi bị hạ đường huyết. (Ảnh minh họa: Internet)
2. Phác đồ điều trị
- Ngừng thuốc hạ đường huyết hoặc liều insulin đang dùng, xem xét thay đổi liều inslin trong các lần tiêm sau.
- Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo: Bổ sung ngay đường bằng đường uống như ăn bánh ngọt, uống đường, có đường glucose thì tốt nhất, lượng đường tối thiểu phải từ 15 gam (3 thìa cà phê) trở lên.
- Truyền tĩnh mạch dung dịch glucoza 5-10-20-30%, trường hợp không thiết lập được đường truyền tĩnh mạch có thể tiêm dưới da glucoza 5% tiêm làm nhiều chỗ dưới da.
- Tiêm tĩnh mạch 20-50 ml glucza 30%, sau đó truyền glucoza 5-10 % để duy trì đường huyết > 5,6 % mmol/L.
- Tiêm bắp (hoặc dưới da) Glucagon 1mg cho những bệnh nhân hạ đường huyết nặng không thể ăn bằng đường miệng hoặc những bệnh nhân không thể đặt đường truyền tĩnh mạch ngay khi cấp cứu.
3. Phòng hạ đường huyết
- Phổ biến cho bệnh nhân phát hiện và xử lý tại nhà khi bị hạ đường huyết, dự phòng lượng glucoza bột để có sử dụng ngay bằng đường uống.
- Tư vấn: chế độ ăn, luyện tập, cách sử dụng thuốc.
- Theo dõi đường huyết thường xuyên, kiểm soát đường huyết ở mức hợp lý.
>> Xem thêm: Hỏi đáp về bệnh tiểu đường
BS. Đỗ Hữu Thảnh
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!