Phân biệt tay chân miệng với bệnh có phát ban da

Sống khỏe mạnh - 05/11/2024

Những thông tin dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh phân biệt được bệnh tay chân miệng với một số bệnh phat ban da.

- Dị ứng: hồng ban đa dạng, không có phỏng nước.

- Viêm da mủ: đỏ, đau, có mủ.

- Thủy đậu: phỏng nước, gặp ở nhiều lứa tuổi, rải rác toàn thân.

- Sốt xuất huyết Dengue: chấm xuất huyết, bầm máu, xuất huyết niêm mạc. Cũng vì có một số trường bệnh tay chân miệng không điển hình nên tiến sĩ Trần Minh Điển Phó giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cũng khuyến cáo, nếu con sốt cao liên tục thì dù là sốt gì cũng nên đưa đi khám ngay.

Điều quan trọng là khi bị trẻ sốt, cha mẹ không nên chỉ phụ thuộc vào thuốc hạ sốt mà cần phải cho trẻ ở trong môi trường thoáng khí, lấy khăn ấm lau nách, bẹn, trán... để hạ sốt cho bé.

Phân biệt tay chân miệng với bệnh có phát ban da

Tay chân miệng thường hay bị nhầm lẫn với một số bệnh phát ban da (Ảnh minh họa: Internet)

Với những trường hợp được chỉ định điều trị tại nhà (chỉ loét miệng, có thể kèm theo tổn thương da) thì cha mẹ cần chú ý cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, trẻ còn bú cần tiếp tục cho ăn sữa mẹ, hạ sốt cách 6 tiếng một lần, vệ sinh răng miệng. Ngoài ra, cần cho bé nghỉ ngơi, tránh kích thích, 1-2 ngày lại tái khám trong 5-10 ngày đầu của bệnh.

Bên cạnh đó, khi thấy có dấu hiệu nặng như: sốt cao hơn 39oC, thở nhanh, khó thở, rung giật cơ, chới với, run chi, quấy khóc, bứt rứt khó ngủ, co giật hôn mê.. thì cần tái khám ngay.

Với những trẻ nhà xa, không có điều kiện tái khám, có các biểu hiện nặng như mạch nhanh, rung giật cơ, đi loạng choạng, ngủ gà, sốt cao... thì sẽ được chỉ định nhập viện.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!