Phát ban trên da trẻ: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Nuôi dạy con - 05/05/2024

Kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da hữu ích, tuy nhiên một số công thức có thể gây khó chịu nếu trẻ có làn da nhạy cảm.

Thời tiết giao mùa ẩn chứa những yếu tố nguy cơ gây dị ứng. Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng có thể khiến làn da nhạy cảm của bé bị phát ban, mẩn đỏ.

Kem chống nắng và sự kích ứng da

Kem chống nắng có tác dụng bảo vệ da hữu ích, tuy nhiên một số công thức có thể gây khó chịu nếu trẻ có làn da nhạy cảm. Hãy tìm loại kem chống nắng không chứa acid para-aminobenzoic (PABA) - một thành phần có thể gây kích ứng da. Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi, có thể dùng kem chống nắng phổ rộng - ngăn chặn tia UVA và UVB - SPF 30 hoặc cao hơn. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng bất cứ sản phẩm nào.

Phát ban trên da trẻ: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Xà phòng kháng khuẩn an toàn

Tốt về mặt lý thuyết, dung dịch xà phòng kháng khuẩn có thể chứa một số hiểm họa. Thành phần triclosan thông thường có thể gây dị ứng cho trẻ có da nhạy cảm. Để loại bỏ vi trùng, xà phòng thường và nước cũng có hiệu quả.

Eczema với dung dịch dưỡng da

Dùng kem dưỡng da để giữ cho da bé mềm mại là việc thông dụng, nhưng một số kem dưỡng ẩm chứa thành phần hương liệu có thể gây kích ứng da nhạy cảm, đặc biệt là ở trẻ bị eczema. Có những nghi vấn về việc liệu một số thành phần, như paraben và phthalate, có thể gây ra các rối loạn hoóc-môn. Với da khô, sử dụng xà phòng trung tính, vỗ nhẹ da khô sau khi tắm, và hỏi bác sĩ khoa nhi về các loại kem dưỡng phù hợp.

Khăn ướt đóng gói hay khăn vải?

Khăn ướt đóng gói chắc chắn là hữu dụng, nhưng nó có thể chứa cồn và một lượng hương liệu có thể gây kích ứng da. Một số khăn ướt chứa chất bảo quản có thể gây ra viêm da dị ứng tiếp xúc - một dạng phát ban hoặc nổi mẩn đỏ khi tiếp xúc với chất gây dị ứng. Do đó, hãy sử dụng khăn vải ướt thay thế. 

Phát ban trên da trẻ: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Chất giặt tẩy

Các chất hóa học có trong một số chất giặt tẩy có thể gây ra viêm da dị ứng tiếp xúc - nốt phát ban do chạm vào thứ gây kích ứng da. Việc này phổ biến ở những trẻ có bệnh eczema. Để phòng ngừa, hãy dùng loại giặt tẩy nhẹ không có thêm hương liệu hay thuốc nhuộm. Ngoài ra, đảm bảo giặt xả tất cả quần áo, chăn đệm, và khăn tắm của trẻ ít nhất 2 lần để loại bỏ chất giặt tẩy có thể bám lại.

Dầu gội và dưỡng

Kiểm tra kĩ thành phần trước khi gội đầu cho trẻ. Một số hương liệu và hóa chất có trong dầu gội và dầu dưỡng có thể gây khó chịu cho da đầu nhạy cảm. Nghiên cứu cũng xác định, một số thành phần như phthalate, formaldehyde, và 1,4 dioxan cũng có thể gây lo ngại cho sức khỏe của trẻ. Để đảm bảo an toàn, bạn hãy tìm những sản phẩm từ thiên nhiên mà hạn chế thêm hương liệu, hóa chất và thành phần phụ gia khác.

Chất làm mềm vải thay thế

Nếu con bạn có làn da nhạy cảm, bạn có thể muốn tránh sử dụng dung dịch làm mềm vải. Những sản phẩm này có thể chưa hóa chất và hương liệu - như limonene và benzyl acetate - có thể gây kích ứng da, mắt, mũi, và họng. Thay vào đó, bạn có thể thử thêm ½ chén bột nở (baking soda) hoặc ½ chén dấm khi giặt xả để giữ quần áo mềm mại.

Phát ban trên da trẻ: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Sản phẩm tẩy rửa gia dụng và sức khỏe

Thuật ngữ ‘không độc hại’ rất khó xác định, do đó hãy đọc kỹ nhãn thành phần của các chất tẩy rửa gia dụng. Ví dụ, alkylphenol ethoxylates (APEs), được tìm thấy trong một số chất giặt tẩy và khử trùng, có thể gây ra các vấn đề nội tiết tố. Amoniac có thể gây kích ứng phổi, bỏng da, và là chất độc nếu nuốt phải. Bạn hãy tìm những sản phẩm có ít thành phần hóa chất hoặc làm sạch với nước và bột nở (baking soda) hay dấm.

Chất bảo quản trong xà phòng

Một số xà phòng - kể cả sản phẩm được dán nhãn dành cho trẻ em - cũng có thể chứa formaldehyde, một loại chất bảo quản có thể gây dị ứng da, mắt và phổi. Xà phòng cũng có thể gây bệnh chàm da (eczema) - da bị viêm tấy và nổi mẩn đỏ. Eczema thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đặc biệt là nếu chúng bị dị ứng hay hen suyễn. Bạn hãy tìm và dùng những sản phẩm không chứa hóa chất và hương liệu.

Phát ban trên da trẻ: Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Thuốc xịt cùng với kem chống nắng

Tránh kết hợp sử dụng kem chống nắng và xịt chống côn trùng DEET (N,N-Diethyl-meta-toluamide). Nghiên cứu cho thấy hóa chất này có thể được hấp thu qua da dễ dàng khi kết hợp với kem chống nắng, và DEET có thể làm giảm tác dụng của kem chống nắng. Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa kỳ khuyến cáo sử dụng thuốc chống côn trùng không chứa quá 30% DEET đối với trẻ em. Thuốc chống côn trùng không nên dùng cho trẻ dưới 2 tháng tuổi.

Thuốc trừ sâu bám trong nhà

Trẻ nhỏ và mới biết đi thường dành nhiều thời gian chơi trên mặt đất. Thuốc trừ sâu và các chất độc khác có thể lẫn với bụi nhà, bọn trẻ có thể chạm và nuốt phải khi chúng cho tay vào miệng. Hãy đảm bảo bạn lau chùi sạch tất cả các bề mặt của nhà, đặc biệt là sàn nhà với các sản phẩm làm sạch an toàn.

Ảnh minh họa: Internet

Vân Doãn (Theo webmd)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!