Báo cáo của Bộ Y tế cho biết đến hết 30/4/2014 cả nước có gần 220.000 trường hợp nhiễm HIV, trong đó có khoảng 68.000 bệnh nhân đang trong giai đoạn AIDS.
Vấn đề đặt ra là nguồn kinh phí cho chương trình phòng chống HIV/AIDS năm nay, trong đó có viện trợ từ nước bị cắt giảm mạnh. Từ 95-100% kinh phí để mua thuốc ARV và Methadone ở Việt Nam là từ nguồn viện trợ.
Chính vì vậy, việc tăng số người nghiện được điều trị bằng thuốc cai thay thế Methadone sẽ gặp nhiều khó khăn, cho dù việc điều trị thay thế này đạt hiệu quả cao.
Tính đến hết 30/4/2014 cả nước có gần 220.000 trường hợp nhiễm HIV (Ảnh minh họa: Internet)
Theo kế hoạch đến hết năm 2015 sẽ có 80.000 người nghiện được điều trị bằng Methadone, nhưng đến thời điểm này mới có trên 17.500 người nghiện được điều trị và cũng chỉ có 32 tỉnh thành phố có cơ sở điều trị Methadone.
Các tỉnh đề xuất nên thực hiện xã hội hóa trong điều trị thay thế Methadone cho người nghiện và nên ban hành khung qui định mức điều trị Methadone. Việc điều trị người nghiện không chỉ cắt cơn, mà còn phải gắn với điều trị tâm lý và tham gia lao động.
Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, vấn đề hiện nay là làm thế nào để phòng chống HIV/AIDS trong bối cảnh nguồn kinh phí trong nước và nước ngoài đều bị cắt giảm. Mặc dù đã giảm tốc độ gia tăng nhưng dịch HIV/AIDS vẫn ở mức cao, là nguyên nhân gây gánh nặng bệnh tật hàng đầu ở Việt Nam.
Phó Thủ tướng cũng cho rằng, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là phải thống kê, quản lý được số người nghiện trên cả nước và phải phân loại được họ sử dụng loại ma túy gì. Trên cơ sở đó mới đưa ra được hướng điều trị đúng.
Các tỉnh phải xây dựng phương án đảm bảo tài chính hợp lý và tất cả các tỉnh phải triển khai điều trị Methadone cho người nghiện. Bộ Y tế cần nghiên cứu, xem xét các loại thuốc mới trong cai nghiện đã được cơ quan có chức năng, chính quyền địa phương xác nhận, có tính khoa học để thí điểm sử dụng tại các địa phương.
>>Xem thêm:Hỏi đáp về bệnh HIV/AIDS
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!