Phòng bệnh dại: Cần cẩn trọng khi nuôi thú dữ

Sống khỏe mạnh - 05/17/2024

Khi nuôi thú dữ trong nhà, người nuôi cần tuân thủ các thông tin dưới đây để phòng chống bệnh dại cũng như những ảnh hưởng xấu.

1. Tạo môi trường tự nhiên đủ rộng cho thú

Động vật hoang dã có nhu cầu tâm lý, sinh hoạt và dinh dưỡng phức tạp, vì vậy một khi có ý định nuôi dưỡng chúng như vật nuôi, cần đáp ứng đầy đủ nhất có thể các nhu cầu về môi trường sống tự nhiên.

Hơn nữa, động vật hoang dã vốn quen sống chung với các loài động vật, thực vật khác trong tự nhiên, nên môi trường nuôi dưỡng cần hạn chế sự ảnh hưởng của con người.

Phòng bệnh dại: Cần cẩn trọng khi nuôi thú dữ

Trong môi trường nuôi thú dữ cần hạn chế ảnh hưởng cảu con người (Ảnh minh họa: Internet)

2. Canh chừng cẩn thận

Động vật hoang dã có thể cào, cắn, tấn công chủ nhân, trẻ em trong nhà và những người tiếp xúc chúng. Trong nhiều trường hợp, chủ vật nuôi phải chịu trách nhiệm pháp lý vì những thương tổn do thú gây ra. Vì vậy, phải có các biện pháp canh chừng thú nuôi khỏi tổn thương con người. Khi làm chuồng, nên tính toán thật kỹ về kích thước, rào chắn phía ngoài, hào xung quanh, khe cửa sổ... để tránh tầm với và tầm phóng của thú.

3. Chỉ mua động vật có giấy chứng nhận kiểm dịch và cần tiêm phòng vật nuôi đầy đủ

Động vật hoang dã có thể là mầm bệnh nguy hiểm cho con người, mang đến các bệnh nguy hiểm, bao gồm bệnh dại, mụn rộp, khuẩn salmonella, bại liệt, lao và dịch hạch. Thú nuôi còn có thể chứa các loài ký sinh trùng như giun đũa, sán và nhiều khuẩn độc hại nên cần phải chích ngừa định kỳ

Phòng bệnh dại: Cần cẩn trọng khi nuôi thú dữ

Khi bị động vật tấn công có thể khiến con người mắc bệnh dại (Ảnh minh họa: Internet)

4. Chỉ nhận nuôi thú có chứng nhận pháp lý

Một số loài động vật hoang dã bị liệt vào danh sách cấm, nên chủ có thể vi phạm pháp luật nếu cố tình mua về nuôi. Vì thế, hãy chắc chắn thú cưng có đầy đủ chứng nhận pháp lý trước khi nhận nuôi.

Lưu ý: Tốt nhất nên nuôi con thú từ khi chúng còn nhỏ chưa đủ một tuổi để có đủ thời gian làm quen trước khi chúng có đủ sức mạnh để tấn công người.

5. Chuẩn bị tâm lý khi vật nuôi dần lớn lên

Con vật nhỏ vô cùng dễ thương và yếu ớt, phải phụ thuộc vào người nuôi để sinh tồn. Thế nhưng, tương lai không xa thú cưng sẽ lớn lên và trỗi dậy các bản năng hoang dã. Chúng có thể cắn xé các đồ nội thất, hoặc tệ hơn nữa là tấn công người như bản năng săn mồi vốn có. Thế nên, cần phải chuẩn bị tâm lý cùng các biện pháp giữ an toàn cho thú nuôi cũng như chính các thành viên trong gia đình.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!