Nước ta nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới ẩm rất thuận lợi cho sự phát triển của các loại kí sinh trùng, đặc biệt là giun sán. Thêm vào đó, ý thức bảo vệ môi trường ở người dân còn hạn chế nên tỉ lệ người bị nhiễm giun sán ở mức khá cao.
Giun sán có thể gây rối loạn thần kinh, co giật hay mê sảng ở trẻ em, thậm chí giun sán còn tạo điều kiện thuận lợi cho các bệnh khác phát triển như thiếu vitamin, kiết lị, lao phổi... Chính vì vậy - Th.S Vũ Thị Tuyết Mai - Bộ Y tế sẽ đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bạn đọc xung quanh vấn đề này.
Ảnh minh họa
Câu hỏi 1: Thưa bác sĩ! Con nhà cháu mới được 15 tháng tuổi nhưng thỉnh thoảng bé đi ngoài lại có giun kim, buổi tối bé đi ngủ hay khóc, phải xoa bụng bé mới ngủ tiếp được, xin hỏi có phải vì bụng bé có nhiều giun nên mới như vậy không? Thêm nữa bé ăn rất được nhưng vẫn gầy. Do bé chưa đủ tuổi tẩy giun nên cháu không cho uống thuốc. Xin Bác sĩ tư vấn cho cháu cách điều trị thích hợp. Xin cảm ơn!
Trả lời:
Đúng là như bạn nói, đa số thuốc tẩy giun thường được dùng cho trẻ từ 2 tuổi trở lên, tuy nhiên em bé nhà bạn 15 tháng có thể khám bác sĩ chuyên khoa Nhi xem có thể tẩy giun sớm được không.
Nếu em bé bị thiếu máu nặng, suy dinh dưỡng thì có thể tẩy giun luôn từ bây giờ, nếu không thì đợi bé được 2 tuổi. Thân chào bạn!
Câu hỏi 2: Bác sĩ cho hỏi, bệnh giun sán ở người có nguy hiểm đến sức khỏe không? Và điều trị bằng cách nào là hiệu quả nhất?
Ảnh minh họa
Trả lời:
Bệnh giun sán là bệnh thường gặp, nhất là những vùng vệ sinh ăn uống còn kém và lạc hậu, thói quen ăn rau sống, ăn gỏi... Nhiều bệnh có những biến chứng nguy hiểm như: áp-xe não; áp-xe gan...
Hiện nay đã có nhiều loại thuốc điều trị hiệu quả các bệnh giun sán và mỗi loại có thuốc, liều dùng khác nhau.
Bạn cần khám xét nghiệm cụ thể xem bị nhiễm loại giun sán nào thì bác sĩ mới có lời khuyên cụ thể cho bạn được! Thân chào bạn.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!