Vì vậy, bên cạnh các thuốc điều trị cơn đau nửa đầu cấp, có những người bệnh cần dùng đến thuốc để phòng ngừa cơn đau. Một trong số những thuốc đó là propranolol tôi. Có được lợi ích này là do propranolol tác động lên các thụ thể beta - adrenergic ở các mạch trên màng mềm não và do đó phong bế các co thắt tiểu động mạch trên vỏ não, giúp giảm và ngăn chặn chứng đau nửa đầu. Bên cạnh đó, tôi còn được dùng trong điều trị các bệnh tim mạch như: Tăng huyết áp, đau thắt ngực do xơ vữa động mạch vành, loạn nhịp tim (loạn nhịp nhanh trên thất...), nhồi máu cơ tim...
Trong điều trị đau nửa đầu, cần phải dò liều theo từng người bệnh. Thường bắt đầu từ liều thấp rồi tăng dần dần liều cho đến khi đạt hiệu quả tối đa. Người bệnh cần phối hợp chặt chẽ với bác sĩ trong quá trình này để dò liều một cách hiệu quả nhất. Cũng chính vì liều dùng không giống nhau nên người bệnh không được mách nhau uống thuốc khi thấy có cùng triệu chứng na ná, thậm chí cùng bệnh.
Người bệnh cũng không nên tự ý mua propranolol tôi về dùng vì có thể sẽ phạm vào chống chỉ định của thuốc (nghĩa là những trường hợp không được dùng mà vẫn cứ dùng), dùng thuốc không đúng bệnh (sẽ không chữa được bệnh) hoặc gặp các tương tác bất lợi của propranolol tôi với các thuốc mà người bệnh đang dùng... Tất cả những điều này sẽ làm cho mục đích chữa bệnh không thành mà còn gây nhiều tai biến, như làm trầm trọng thêm các bệnh tim mạch sẵn có ở người bệnh, gặp tác dụng phụ của thuốc như: đau đầu nhẹ, chóng mặt, mất ngủ, trầm cảm dẫn tới giảm trương lực, hội chứng não thực thể biểu hiện bằng mất phương hướng về thời gian và không gian, giảm trí nhớ ngắn hạn, buồn nôn, nôn, co cứng thành bụng, đau thượng vị, ỉa chảy, táo bón, đầy hơi...
Khi được bác sĩ kê đơn propranolol phòng cơn đau nửa đầu, nếu trong trường hợp không đạt hiệu quả sau 4 - 6 tuần đã dùng đến liều tối đa, nên ngừng dùng propranolol. Việc ngừng thuốc này cũng phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, cần phải ngừng từ từ, mà không được ngừng thuốc đột ngột.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!