Phòng ngừa và điều trị bệnh cúm ngày giao mùa

Sống khỏe mạnh - 11/24/2024

Nếu đang mắc bệnh mạn tính như bệnh tim, tiểu đường, béo phì, bạn cần bảo vệ bản thân khỏi cúm, đặc biệt là chủng H1N1.

Trong tháng 3 vừa qua, ổ dịch cúm A/H1N1 xuất hiện ở một trường tiểu học ở Lâm Đồng khiến nhiều trẻ mắc bệnh. Mặc dù không để lại hậu quả nghiêm trọng nhưng sự việc này cũng gây tâm lý lo ngại về diễn biến của dịch cúm đang ngày càng khó kiểm soát.

Đặc biệt, thời tiết chuyển mùa càng tạo điều kiện cho vi-rút cúm phát triển và gây bệnh. Cúm là bệnh thường gặp nhưng có thể gây biến chứng khó lường. Do đó, mỗi người cần bổ sung kiến thức căn bản về chủng cúm A để chủ động phòng ngừa và điều trị cho bản thân và những người xung quanh.

Mắc cúm A khi đang có bệnh

Khi mắc bệnh mạn tính và nhiễm bất kỳ loại cúm nào, tình trạng của bạn có thể sẽ nặng hơn so với những người không có bệnh mạn tính.

Bạn dễ bị những biến chứng từ bệnh cúm như viêm phế quản, viêm phổi, có thể dẫn tới nhập viện.

Phòng ngừa và điều trị bệnh cúm ngày giao mùa

Bây giờ đang là thời điểm diễn ra dịch cúm

Không chỉ vậy, nhiễm cúm có thể khiến cho những vấn đề sức khỏe khác của bạn trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, khi bạn mắc bệnh hen, các cơn hen có thể nặng hơn nếu bạn nhiễm cúm.

Nguy cơ cao nhiễm cúm H1N1 trở nên trầm trọng nếu bạn bị:

- Bệnh hen hoặc bệnh phổi mạn tính

- Rối loạn máu

- Bệnh não hoặc thần kinh trung ương

- Bệnh tiểu đường hoặc bệnh thận

- Bệnh tim

- Rối loạn chức năng gan

- Béo phì

- Suy giảm hệ miễn dịch

Tiêm phòng cúm cực kỳ cần thiết

Nếu đã được tiêm phòng, bạn có được sự bảo vệ tốt nhất khỏi cúm H1N1. Hãy chắc chắn rằng những người thân của bạn cũng được tiêm phòng. Bởi lẽ, gia đình và người thân có thể bảo vệ bạn không nhiễm cúm bằng cách đi tiêm vắc-xin cho chính họ.

Phòng ngừa và điều trị bệnh cúm ngày giao mùa

Ai cũng có thể mắc cúm

Bảo vệ bản thân mỗi ngày

- Rửa tay thường xuyên với xà phòng và nước sạch. Sử dụng nước rửa tay khô khi không thể trực tiếp rửa tay bằng nước

- Không chạm tay lên mặt trước khi bạn rửa sạch tay. Chạm tay vào miệng, mũi hoặc mắt có thể làm lây lan vi-rút vào phổi và cổ họng.

- Tránh những nơi đông người và những người đang ho hoặc hắt hơi bất cứ khi nào có thể.

- Giữ cho bạn khỏe mạnh: ăn uống lành mạnh, uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều hơn và tập thể dục.

Đến khám bác sĩ nếu...

- Đau nhức cơ thể

- Tiêu chảy

- Sốt

- Nhức đầu

- Buồn nôn

- Sổ mũi

- Đau họng

- Nôn

Nói với bác sĩ về bệnh mạn tính bạn đang mắc. Bác sĩ có thể làm xét nghiệm để xác định bạn có bị nhiễm cúm hay không.

Phòng ngừa và điều trị bệnh cúm ngày giao mùa

Vi-rút cúm rất dễ lây lan, đặc biệt nếu trong nhà có người đang mắc bệnh

Điều trị cúm bằng thuốc

Thuốc điều trị cúm có hiệu quả tốt nhất nếu bạn dùng trong vòng 48 giờ sau khi triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Thêm vào đó, chúng có thể giúp bạn không bị những bệnh nghiêm trọng hơn như viêm phổi.

Nếu bạn nhiễm cúm, bác sĩ có thể điều trị bằng một trong những loại thuốc kháng vi-rút:

- Tamiflu (oseltamivir)

- Relenza (zanamivir)

Tuy nhiên, nếu bạn đang dùng một số loại thuốc khác, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thêm những loại thuốc này.

Bạn cần đến bệnh viện khi...

Phòng ngừa và điều trị bệnh cúm ngày giao mùa

Tiêm phòng cúm cho bạn và cả người thân là cách phòng bệnh tốt nhất

Nếu nhiễm cúm H1N1, bạn có thể bị ốm rất nhanh. Những bệnh khác của bạn khiến bạn gặp nguy hiểm. Đến bệnh viện nếu bạn:

- Rối loạn hô hấp

- Cảm thấy đau hoặc tức ngực hay bụng

- Cảm thấy lú lẫn hoặc đột ngột chóng mặt

- Nôn liên tục

- Triệu chứng cúm được cải thiện nhưng tái phát với sốt và ho nặng hơn

Nếu người thân nhiễm cúm H1N1, hãy:

- Tạo phòng bệnh riêng: Nếu có thể, người bệnh nên sử dụng phòng tắm riêng. Nếu họ rời khỏi phòng bệnh, cần phải đeo khẩu trang hoặc che mặt khi ho hoặc hắt hơi.

- Cần có người chăm sóc riêng: Chọn một người trong gia đình để chăm sóc người bệnh. Nếu bạn bị bệnh mạn tính, không nên chăm sóc người nhiễm cúm. Trong trường hợp này, hãy hỏi ý kiến bác sĩ xem liệu bạn có phải dùng thuốc kháng vi-rút để ngăn ngừa cúm không.

Ảnh minh họa: Internet

Vân Doãn (Webmd)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!