Phòng tránh ngộ độc với cách không thể dễ hơn

Điều cần biết - 11/24/2024

Hãy nhớ rửa sạch toàn bộ thực phẩm và để khô trước khi dùng. Lưu giữ trong tủ lạnh dưới 4,5 độ C.

Rau quả và trái cây

Vi khuẩn Listeria có thể gây ô nhiễm thực phẩm tươi sống như dưa vàng, cũng như một số thực phẩm đã qua chế biến như phô-mai. Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm sốt, đau cơ, đau bụng hay tiêu chảy - xảy ra từ 2 ngày đến 2 tháng sau khi tiếp xúc.

Cách phòng bệnh: Rửa sạch toàn bộ thực phẩm và để khô trước khi dùng. Lưu giữ trong tủ lạnh dưới 4,5oC. Làm sạch tất cả dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm.

Phòng tránh ngộ độc với cách không thể dễ hơn

Sản phẩm từ sữa chưa được tiệt trùng

Các sản phẩm từ sữa bao gồm cả sữa chua và phô-mai có thể chứa Listeria. Bởi vì Listeria có thể sống được ở nhiệt độ rất thấp, chỉ đơn giản làm lạnh những thực phẩm này sẽ không giết được vi khuẩn. Những người có nguy cơ bị bệnh cao nhất bao gồm người già, phụ nữ mang thai và những người có hệ miễn dịch suy yếu.

Cách phòng bệnh: Kiểm tra nhãn sản phẩm. Chắc chắn nó được đánh dấu ‘tiệt trùng’ rõ ràng.

Phòng tránh ngộ độc với cách không thể dễ hơn

Thịt nguội và xúc xích

Nhiệt độ cao có thể tiêu diệt Listeria, nhưng ô nhiễm có thể xảy ra sau khi nấu ăn hoặc khâu đóng gói. Ví dụ, thực phẩm chế biến được đặt lại vào dụng cụ đã chứa thịt sống.

Cách phòng bệnh: Không giữ các loại thực phẩm ăn sẵn đã quá hạn sử dụng. Hấp nóng xúc xích và thịt nguội trước khi sử dụng.

Phòng tránh ngộ độc với cách không thể dễ hơn

Gia cầm và trứng

Vi khuẩn Salmonella có thể làm hỏng bất kỳ loại thực phẩm nào, mặc dù nguy cơ cao hơn ở những thực phẩm từ thịt do phải tiếp xúc trực tiếp với thịt tươi sống. Ở gà, chúng có thể lây nhiễm vi khuẩn ngay cả có vỏ trứng, vì vậy ngay cả trứng tươi sạch vẫn có thể chứa Salmonella.

Cách phòng bệnh: Không bao giờ ăn trứng sống hoặc luộc sơ. Nấu thịt gia cầm trên 70oC. Giữ gia cầm sống tách biệt với gia cầm nấu chín và thực phẩm khác. Rửa tay, thớt, đồ dùng và bàn ăn sau khi sử dụng.

Phòng tránh ngộ độc với cách không thể dễ hơn

Thịt sống

Thịt sống, đặc biệt các loại động vật trên mặt đất, nguy cơ nhiễm Salmonella rất cao. Gà tây có liên quan đến nhiều đợt bùng phát Salmonella. Bạn không thể xác định được thực phẩm bị nhiễm khuẩn vì nó vẫn có mùi vị bình thường.

Cách phòng bệnh: Đun kỹ các loại thịt bò, thịt lợn và gia cầm ở nhiệt độ thấp nhất là 70oC. Tránh lây nhiễm chéo bằng cách rửa tay và tất cả các bề mặt bằng xà phòng sau khi tiếp xúc với thịt sống.

Nước ép trái cây và sữa

Các loại nước ép mà bạn thấy trong cửa hàng tạp hóa đã được tiệt trùng, nên không có nguy cơ. Tuy nhiên, các loại nước trái cây chưa được tiệt trùng hoặc rượu táo bán tại các trang trại, ở chợ hoặc các cửa hàng thực phẩm có thể chứa vi khuẩn E.coli.

Cách phòng bệnh: Chỉ mua sản phẩm đã được tiệt trùng. Nếu bạn không chắc chắn, đun sôi trước khi uống.

Phòng tránh ngộ độc với cách không thể dễ hơn

Thịt bò

E.coli có thể sống trong ruột của các loại gia súc và thịt bò có thể lây nhiễm trong quá trình giết mổ. Các triệu chứng nhiễm E.coli bao gồm co thắt dạ dày dữ dội, tiêu chảy và nôn mửa. Bệnh thường phát triển một vài ngày sau khi tiếp xúc và có thể nặng hơn ở những người hệ miễn dịch kém. Thường kéo dài khoảng 1 tuần.

Cách phòng bệnh: Thịt nấu chín kỹ. Rửa dụng cụ tiếp xúc với thịt bằng nước sạch và xà phòng.

Thực phẩm đóng hộp

Bệnh gây chết người liên quan đến việc đóng hộp không đúng cách hoặc khâu bảo quản thực phẩm. Thực phẩm đóng hộp có nguy cơ như mật ong, thịt muối, lên men, hun khói hoặc cá muối. Trẻ em có nguy cơ bị nhiễm bệnh cao nhất.

Cách phòng bệnh: Không dùng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi. Vứt bỏ những lon bị phồng hoặc có mùi hôi do chất bảo quản. Khử trùng các loại thực phẩm đóng hộp bằng cách đun nóng ở 100oC.

Phòng tránh ngộ độc với cách không thể dễ hơn

Bánh mì kẹp, xa-lát, bánh ngọt

Bạn có thể bị nhiễm tụ cầu khuẩn từ thực phẩm. Thực phẩm có nguy cơ cao nhất gồm bánh mì kẹp, xa-lát (gồm trứng, cá ngừ, thịt gà, khoai tây và mì ống), bánh kem, bánh pudding.

Cách phòng bệnh: Rửa sạch tay trước khi chế biến thức ăn. Không chế biến thực phẩm nếu bạn bị bệnh hoặc đang bị nhiễm viêm mũi, mắt, vết thương hở hoặc nhiễm trùng trên tay hay cổ tay.

Phòng tránh ngộ độc với cách không thể dễ hơn

Xử lý thực phẩm không đúng cách

Viêm gan A là một loại vi-rút tấn công gan có thể gây sốt, mệt mỏi, buồn nôn, giảm cân và vàng da. Hầu hết các nhiễm trùng là nhẹ. Bệnh có thể lây lan khi một người nhiễm bệnh không rửa tay đúng cách, sau đó lại chạm vào các thức ăn hay vật phẩm đưa vào miệng.

Cách phòng bệnh: Tiêm ngừa viêm gan A. Kiểm tra nhà hàng. Luôn rửa tay sạch trước khi chế biến thực phẩm.

Ngộ độc Ciguatera trong cá

Các triệu chứng phát triển trong vòng 6 giờ tiếp xúc và bao gồm: Nóng hoặc ngứa ran, đau đớn ở cánh tay hoặc chân, đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, ảo giác, cảm giác nhiệt độ đảo ngược (vật lạnh cảm thấy nóng, vật nóng cảm thấy lạnh).

Không có cách chữa độc Ciguatera, mặc dù ngộ độc thường mất sau vài ngày hoặc vài tuần, triệu chứng thần kinh đôi khi có thể kéo dài trong vài năm.

Phòng tránh ngộ độc với cách không thể dễ hơn

Gia cầm chưa nấu chín

Chỉ cần một lượng nhỏ thịt gà sống cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh do Campylobacter. Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, đau bụng, tiêu chảy và nôn mửa. Hầu hết mọi người hồi phục trong vòng chưa đầy 1 tuần, nhưng cũng có thể dẫn đến hội chứng Guillain-Barre, tuy hiếm gặp những rất nguy hiểm.

Cách phòng bệnh: Tránh lây nhiễm chéo bằng cách rửa tay, thớt, đồ dùng và bàn bếp bằng nước sạch và xà phòng sau khi tiếp xúc với gia cầm sống.

Phòng tránh ngộ độc với cách không thể dễ hơn

>> Xem thêm:114 người ngộ độc ở đám tang do đồ ăn nhiễm bẩn

Ảnh minh họa: Webmd

Vân Doãn (Theo webmd)

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!