Phụ nữ chăm sóc con nhỏphải luôn tay luôn chân với bao nhiêu công việc tưởng nhỏ nhặt nhưng lại vất vả như nấu ăn, tắm rửa, giặt đồ, rửa bình sữa… Đây có thể là thử thách vô cùng khó khăn cho những ai lần đầu tiên làm mẹ.
Sự mệt mỏi sau sinh không chỉ do thay đổi hormone hay thiếu ngủ mà đôi khi còn do mạng xã hội hay áp lực từ chính bản thân ba mẹ. Bạn hãy cùng Hello Bacsi tìm hiểu những lý do khiến việc chăm sóc con nhỏ có thể mệt mỏi hơn cả tập thể dục để tìm cách làm sao vượt qua giai đoạn vất vả này nhé.
1. Bạn có tâm lý cầu toàn
Các nhà khoa học đã có một kết luận thú vị về mối liên hệ giữa trình độ học vấn của ba mẹ và nguy cơ bị kiệt sức khi chăm sóc con nhỏ. Những người ba mẹ có học vấn cao thường chịu nhiều áp lực hơn khi chăm sóc con nhỏ vì họ đặt tiêu chuẩn rất cao trong mọi việc mình làm. Tuy nhiên, đôi lúc tiêu chuẩn họ đặt ra thiếu thực tế và khó thực hiện nên có thể dẫn đến kiệt sức và mệt mỏi.
Đôi khi bạn cũng nên hạ thấp tiêu chuẩn của mình một chút để giảm bớt căng thẳng khi chăm sóc con nhỏ. Bạn không cần trở thành một người mẹ hoàn hảo mà chỉ cầncho con những gì cơ bản nhất đã là rất tốt rồi.
2. Bạn bị áp lực từ phương tiện truyền thông
Các phương tiện truyền thông như báo, đài, tivi, Internet, mạng xã hội… có thể là một yếu tố ảnh hưởng lớn và gây căng thẳng cho những người lần đầu làm mẹ. Qua mạng xã hội, bạn bắt đầu so sánh quá trình chăm sóc con nhỏ của mình với người khác. Đây có thể là lý do Instagram và Facebook đứng đầu trong danh sách nguyên nhân gây chán nản, lo lắng, mất ngủ và ngủ không ngon giấc khiến phụ nữ bị kiệt sức khi chăm sóc con nhỏ.
Bạn cần nhớ rằng những nội dung mình thấy trênmạngcó thể chỉ phản ánh một góc nhỏ trong cuộc sống theo quan điểm cá nhân của ai đó. Thay vì lo lắng những quan điểm trái chiều, bạn nên tập trung chăm sóc tốt cho bản thân và thiên thần nhỏ của mình.
3. Bạn hầu như không có thời gian nghỉ ngơi
Thời gian chăm sóc con nhỏ trong vài tháng đầu đời khá đơn điệu và mệt mỏi nhưng bạn lại không thể xin nghỉ ốm, nghỉ lễ và cũng không thể từ bỏ như khi làm việc ở công ty. Theo một nghiên cứu, những bà mẹ thật sự không thích việc chăm sóc con nhỏ khi bé dưới 6 tháng tuổi bởi vì họ vẫn chưa chấp nhận được những thay đổi trong cuộc sống của mình.
Nếu bạn cảm thấy muốn nghỉngơi và tạm gác việc chăm sóc con nhỏ một ngày, hãy thử tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình và bạn bè để chia sẻbớt trách nhiệm chăm con nhỏ.
4. Bạn phải chịu nhiều trách nhiệm cùng một lúc
Áp lực làm mẹ khiến bạn phải đảm đương nhiều việc cùng một lúc như đầu bếp, y tá, giáo viên, huấn luyện viên… cùng một lúc. Bạn vừa cần biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh vừa phải biết cách giữ nhà cửa gọn gàng. Những trách nhiệm này có thể khiến bạn bị quá tải và kiệt sức. Trên thực tế, một nghiên cứu đã ghi nhận bạn càng đảm đương nhiều trách nhiệm chăm sóc con nhỏ bao nhiêu thì càng dễ bị mệt mỏi.
Để tránh bị áp lực bởi quá nhiều trách nhiệm,bạn nên lắng nghe và quan sát bé muốn làm gì, ăn gì… Nếu bé lớn hơn một chút, bạn hãy chỉcáchđể bé tự làm những việc đơn giản như xúc thức ăn, đi vệ sinh…
5. Bạn cảm thấy như không còn là chính mình
Cảm giác như đang đánh mất chính mình là một trong những nguyên nhân chính khiến ba mẹ bị sa sút tinh thần. Khi tập trung toàn tâm toàn lực vào mọi nhu cầu của con, bạn có thể cảm thấy như không còn thời gian cho bản thân nên rất mệt mỏi. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ giảm bớt khi con lớn dần, bớt phụ thuộc vào bạn và có ý thức về không gian riêng hơn.
Bạn nên cố gắng luyệncho bé ngủ theo một khung giờ nhất định và dànhthời gian béngủcho bản thân. Chỉ cần dành ít nhất 15 phút mỗi ngày để tắm rửa, tập thể dục hoặc đọc sách, bạn sẽ dần lấy lại sự cân bằng.
Phụ nữ chăm sóc con nhỏ tuy rất mệt mỏi nhưng được nhìn con lớn lên mỗi ngày sẽ mang lại niềm hạnh phúc mà trước đây bạn chưa từng trải nghiệm. Hãy cố gắng cân bằng thời gian chăm con với thời gian nghỉ ngơi để bạn không quá áp lực nhé.
Hồng Nhung | HELLO BACSI
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- 9 cách để đấng mày râu giúp vợ chăm con sau sinh
- Giải quyết 4 vấn đề các mẹ thường gặp khi chăm con đầu lòng
- Khám phá bí quyết mẹ bỉm sữa chăm con khi đi du lịch
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!