Nhiều phụ nữ cho rằng mình có thể trì hoãn thời gian làm mẹ đến cuối tuổi 30 nhờ vào kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên theo các chuyên gia, phương pháp này cũng có nhiều rủi ro.
Những đột phá trong việc chữa trị hiếm muộn gồm cả việc dự trữ trứng đông lạnh đã khiến ngày càng có nhiều cặp đợi đến cuối tuổi 30 hoặc thậm chí là hơn mới tính đến chuyện lập gia đình. Lý do vì nhiều chị em nghĩ rằng việc thụ tinh trong ống nghiệm có thể giúp họ sinh em bé.
Rõ ràng là những phụ nữ sinh con ở độ tuổi này không hiếm. Tuy nhiên, như thế là quá muộn để có con vì những phương pháp chữa vô sinh, hiếm muộn không thể bù được thời gian đã mất, theo một nghiên cứu được công bố gần đây do các chuyên gia thuộc Đại học Glasgow (Anh) thực hiện.
Ảnh minh họa
Như phương pháp được coi là ‘cứu cánh’ với nhiều gia đình là thụ tinh trong ống nghiệm, tỷ lệ thành công chung ở mọi nhóm tuổi là khoảng 20%. Tuy nhiên sự thật khá ảm đạm với những bà mẹ lớn tuổi. Tỷ lệ thành công chỉ còn khoảng 12% khi chị em ở độ tuổi 30 và ít hơn 3% trước khi chị em bước sang tuổi 44.
Thực tế sự thành công của những kỹ thuật này phụ thuộc vào số lượng cũng như chất lượng trứng, mà cả hai yếu tố này đều giảm dần theo tuổi.
Theo Health news, khả năng sính sản của chị em bắt đầu giảm khi bước vào tuổi 30 và bắt đầu giảm mạnh ở tuổi 35, 36. Tỷ lệ thai chết lưu cũng cao hơn - 9 phần nghìn - so với bình thường là 4 - 5 phần nghìn.
Bên cạnh đó, ở tuổi 40, tính chung tất cả các lần mang thai thì có đến gần 40% bị sảy thai. Ở tuổi 45, tỷ lệ này lên đến 75%. Nguy cơ thụ thai ở tuổi sau 35 cũng gặp trục trặc cao gấp 5 lần so với khi chị em ở độ tuổi đôi mươi.
Các nghiên cứu trước đó cũng chỉ ra rằng, khả năng sinh sản của nam giới cũng suy giảm nhanh chóng từ tuổi 25. Ước tính trung bình nam giới ở tuổi 40 mất 2 năm để khiến vợ có bầu dù cô ấy đang ở độ tuổi hai mươi.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!