Vấn đề răng miệng luôn là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, đặc biệt là bà bầu, bởi tính thẩm mỹ và sức khỏe. Phụ nữ mang thai có nên nhổ răng không là một trăn trở của không ít các mẹ bầu bởi giai đoạn mang thai là giai đoạn vô cùng quan trọng. Bất kỳ một tác động nhỏ nào đến cơ thể của người mẹ đều có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Hãy cùng Lily & WeCare tìm hiểu về vấn đề này nhé.
1. Bị sâu răng khi mang thai
Khi mang thai sẽ có sự thay đổi về hormone có tên là Estrogen và Progestorome khiến cho lợi dễ bij sưng, tạo ra sự tích tụ của chất vôi bám bên ngoài và lây nhiễm vi khuẩn, là nguyên nhân chính khiến cho răng dễ bị sâu. Vào thời kỳ mang thai tháng thứ 2, các bà mẹ có thể dễ dàng để ý thấy những bựa vôi, bựa thức ăn dính trên răng, và do cá phản ứng của việc viêm lợi nên xung quanh chân răng bị sưng đỏ. Mặc dù không có hiện tượng đau nhức, nhưng lợi sẽ dễ bị chảy máu khi có tác động vào, đặc biệt là khi đánh răng. Nếu sợ chảy máu mà mẹ không đánh răng thì sẽ khiến cho những bựa vôi và thức ăn đó càng tích tụ nhiều hơn quanh chân răng.
Khi mang thai, nhiều mẹ bầu sẽ bị nghén các loại thức ăn ngọt. Việc ăn quá nhiều các loại bánh ngọt, kẹo... cũng sẽ khiến cho mẹ bầu có nguy cơ cao bị sâu răng.
2. Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị sâu răng
Trên thực tế, những phụ nữ mang bầu sẽ có nguy cơ bị mắc các bệnh về răng miệng rất cao do lượng can xi trong cơ thể bị thay đổi liên tục. Đối với những phụ nữ bình thường, sự thay đổi này rất khó nhận ra, tuy nhiên đối với những mẹ bầu có sức khỏe yếu thì lượng canxi trong cơ thể của mẹ sẽ bị giảm đi rất nhiều.
Thai nhi từ 24 – 25 tuần tuổi là thời điểm hệ xương của bé đang hình thành mạnh mẽ. Tất cả lượng canxi cần thiết để giúp bé hình thành xương đều được lấy từ cơ thể của người mẹ. Trong máu của người mẹ khi ấy sẽ không đủ canxi và cơ thể đòi hỏi phải cung ứng thêm lượng canxi khác nữa. Do vậy, canxi phải được chuyển xuống cho thai nhi từ các mô xương ở hàm trên và hàm dưới.
Khi mang thai, tuyến nước bọt trong cơ thể của người mẹ cũng có sự thay đổi. Trong nước bọt có chứa những chất làm chắc men răng và ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Tuy nhiên khi mang thai, lượng nước bọt tiết ra bị giảm đi đáng kể dẫn đến hậu quả là mẹ bị sâu răng.
3. Phụ nữ mang thai có nên nhổ răng không?
Sâu răng khi mang thai và những điều mà mẹ bầu cần tránh
Khám thai ở đâu tốt tại TP. Hồ Chí Minh?
Hướng dẫn cách tính tuổi thai chính xác?
3
Những địa chỉ cấy que tránh thai uy tín bạn cần biết
Thời trang cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu tiên
Các nhà khoa học khẳng định rằng hầu như những người mẹ có răng sâu sẽ sinh ra con có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa hoạt động không tốt, chưa kể còn xuất hiện rất nhiều những căn bệnh khác. Người mẹ bị sâu răng sẽ khiến cho bé sinh có nguy cơ bị sâu răng và viêm vòm họng.
Nhổ răng khi mang thai có thể gây ra những tác động không tốt đối với thai nhi, do đó với câu hỏi là phụ nữ mang thai có nên nhổ răng không thì câu trả lời sẽ là nên hoãn can thiệp nhổ răng ở mẹ bầu nếu như đó không phải là trường hợp khẩn cấp. Nếu bắt buộc phải nhổ răng thì thời điểm nhổ răng thích hợp nhất là 3 tháng giữa của thai kỳ. Trong trường hợp hết sức cần thiết, nếu phải nhổ răng ở 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ bầu cần phải hỏi ý kiến của các bác sỹ sản khoa.
Nếu trì hoãn việc khám răng khi đang mang thai, mẹ bầu sẽ có nguy cơ phải nhổ một vài cái răng hoặc khiến cho các bệnh về răng miệng càng trở nên trầm trọng hơn. Răng sâu chính là ổ nhiễm khuẩn nguy hiểm và gây ra những tác hại khôn lường đối với thai nhi. Do vậy khi mang bầu, điều quan trọng mà mẹ không thể bỏ qua đó là thường xuyên đi khám răng miệng để có những biện pháp điều trị kịp thời.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!