Khi mang thai bị sâu răng là điều thường thấy, có tới 70% phụ nữ bị sâu răng khi mang thai. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Nếu như mức độ sâu răng nhẹ thì không ảnh hưởng gì tới sự phát triển của em bé. Thế nhưng, nếu mức độ sâu răng mà nặng thì chị em cần phải lưu ý. Lily & WeCare sẽ giúp chị em tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây.
Những nguyên nhân gây sâu răng khi mang thai
Trong thời gian mang thai, chị em bị thiếu hụt trầm trọng về canxi, gluco nên luôn có cảm giác thèm ngọt, do đó chị em sẽ bổ sung bằng cách ăn những món có đường. Hơn nữa, do phải chia nhỏ bữa ăn trong ngày nên chị em thường chủ quan, không chăm sóc được răng miệng một cách cẩn thận nên dễ dẫn đến sâu răng.
Sâu răng khi mang bầu có ảnh hưởng tới cả mẹ và bé. Nếu sâu răng quá nặng sẽ khiến mẹ đau nhức, mệt mỏi và cơ thể bỗng sản sinh ra chất protaglandin và một số hóa chất khác khiến mẹ phải sinh non, kích thích quá trình chuyển dạ. Chưa kể tới việc, trẻ khi sinh ra cũng sẽ bị lây vi khuẩn sâu răng và thường gặp phải những bệnh liên quan đến vòm họng, một số bé còn có hệ tiêu hóa kém hơn so với bình thường.
Nguyên nhân gây ra sâu răng ở mẹ bầu thường là:
- Sâu răng do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone: Khi mang thai, chính sự gia tăng estrogen và progesterone đã đẩy mạnh sự xuất hiện của các mảng bám vi khuẩn trên răng. Thế nên mẹ bầu sẽ bị chứng viêm nướu khi mang thai. Tình trạng này thường diễn ra ở tháng thứ 2 của thai kỳ khiến nướu sưng và bị chảy máu. Nếu như không điều trị kịp thời sẽ làm thành bệnh nha chu, ảnh hưởng tới các xương và mô xung quanh răng.
- Do thói quen ăn vặt khi mang bầu: Khi bị ốm nghén, mệt mỏi, đầy hơi trong quá trình mang thai khiến mẹ bầu phải thực hiện chia nhỏ bữa ăn để bổ sung thêm năng lượng và dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Do đó, nếu ăn uống không đúng cách thì mẹ bầu sẽ bị sâu răng trong thai kỳ. Hơn nữa, việc ốm nghén làm tiết nhiều acid dịch vụ, khiến chất khoáng của răng bị hao mòn nên yếu và dẫn đến sâu răng.
Làm sao để không bị sâu răng khi mang thai?
Để không phải chịu những cơn đau khi mang thai, chị em cần lưu ý những điểm như dưới đây để có thai kỳ khỏe mạnh và bảo vệ được cho bé của mình:
Bé mọc răng sữa bị đen và các giải pháp
Răng sữa và răng vĩnh viễn: Tìm hiểu và cách phân biệt
Răng cấm là gì và những lưu ý khi mọc răng cấm bạn nên biết
Phụ nữ mang thai có nên nhổ răng không?
Sâu răng ở trẻ nhỏ - Nguyên nhân và cách phòng tránh
– Thường xuyên vệ sinh răng miệng khoa học: Mỗi ngày, mẹ bầu nên đánh răng ít nhất 2 lần sau mỗi bữa ăn để giữ vệ sinh răng miệng. Để bảo vệ nướu và lợi, mẹ bầu nên chọn bàn chải răng mềm bởi nướu răng khi này sẽ dễ tổn thương hơn bình thường. Nếu bị nôn khi ốm nghén, cần phải súc miệng sạch bằng nước để giả acid trong miệng. Nếu như đánh răng khiến các mẹ buồn nôn thì có thể đánh nhẹ nhàng, sau đó nhờ sự hỗ trợ của nước súc miệng.
– Nên tiến hành khám răng định kỳ: Đây là việc mà các thai phụ nên làm để có thể phát hiện ra và điều trị kịp thời nhất, tốt nhất trong 3 tháng. Mẹ bầu có thể nhờ nha sĩ lấy sạch cao răng và các mảng bám nếu như phát hiện thấy có.
– Chữa sâu răng bằng cách trám răng hoặc nhổ răng: Trám răng là cách để hạn chế vi khuẩn sâu răng phát triển, lây lan đến tủy khiến viêm tủy. Thế nhưng, mẹ bầu chỉ nên nhờ bác sĩ can thiệp nhe nhàng, đặc biệt là thời điểm 3 tháng đầu thai kỳ. Vì khi này, nhau thai bám vào tử cung chưa thực sự chắc chắn. Khi ở tháng thứ 5 trở đi, mẹ bầu có thể can thiệp nhổ răng bình thường. Tuy nhiên, việc nhổ răng khi mang thai nên hạn chế bởi nó có thể khiến nhiễm trùng huyết khiến thai nhi bị ảnh hưởng.
Sâu răng khi mang thai là điều mà không mẹ bầu nào mong muốn gặp phải nhưng cũng không thể tránh được. Thế nên, mẹ bầu cần có chế độ bảo vệ răng miệng từ sớm. Khi bị sâu răng, thay vì tự ý mua thuốc về uống, mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để xin tư vấn và được khám và điều trị cẩn thận.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!