Theo nghiên cứu tại Thụy Điển cuối năm 2011, các nhà khoa học phát hiện, phụ nữ uống trên 3 tách cà phê/ ngày có thể làm cho vòng 1 bé lại.
Ăn quá ít thịt
Một trong số những dưỡng chất rất quan trọng để duy trì hình dạng, kích thước của bầu ngực là các chất xơ collagen. Dưỡng chất này có nhiệm vụ hạn chế lão hóa và giảm tổn thương tế bào da.
Đùi, cánh gà được xem là nguồn bổ sung collagen rất hữu ích cho phụ nữ. Tuy nhiên, các loại thịt khác cũng rất bổ ích giúp bổ sung chất này cho cơ thể.
Để hỗ trợ collagen phát huy tác dụng cao nhất nên bổ sung vitamin, đặc biệt là nguồn vitamin có từ rau xanh, hoa quả.
Lạm dụng cà phê
Trong một nghiên cứu, các nhà khoa học còn phát hiện, hầu hết phụ nữ đều mang một gen làm cho các mô mỡ trong bầu vú co ngót, nhất là khi lạm dụng cà phê dài kỳ.
Phụ nữ uống trên 3 tách cà phê/ngày có thể làm cho vòng 1 bé lại.
Phụ nữ nên hạn chế tối đa uống cà phê (Ảnh minh họa: Internet)
Vì lý do này phụ nữ nên giảm dùng cà phê, nếu lạm dụng vừa mất ngủ, lại làm việc quá sức không chỉ gây căng thẳng, làm cho bầu ngực nhanh teo lại mà còn gây ra nhiều bệnh nan y khác. Nên thay cà phê bằng nước chè xanh hoặc nước quả.
Ăn quá ít mỡ
Theo nghiên cứu thì mỡ thành phần không thể thiếu đối với các mô ngực. Vì vậy, nếu khẩu phần ăn hằng ngày có quá ít dầu và mỡ, kiêng khem triệt để sẽ làm mất cân bằng dưỡng chất và làm cho ngực teo lại.
Ngực dễ teo lại nếu thói quen ăn uống hàng ngày quá ít mỡ, dầu, kiêng khem triệt để.
Trong giai đoạn có kinh, việc tiêu thụ mỡ được xem là quan trọng và cần thiết nhưng nên dùng ở mức vừa phải. Đặc biệt là nguồn mỡ thực vật như dầu đậu nành, dầu ô liu, các loại ngũ cốc dạng hạt đều cần thiết cho phụ nữ.
Lười uống nước
Cơ thể con người chứa tới 80% nước và dịch lỏng, vì vậy, nếu thiếu nước, các mô trong cơ thể sẽ teo lại. Riêng ngực là nơi chứa nhiều mô và chất lỏng nhất. Nếu cơ thể luôn thiếu nước thì các cơ, mô của vú sẽ bị ảnh hưởng trước tiên.
Tuy cũng là dịch lỏng nhưng nếu lạm dụng rượu bia, soda, coca… lại gây hại, thậm chí còn gây bệnh ung thư bởi trong nhóm dịch lỏng này có chứa nhiều chất gây bệnh.
>> Xem thêm: Vì sao cà phê ảnh hưởng tới sức khỏe thai nhi?
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!