Đa phần các chị em phụ nữ thì khi phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở vùng kín thường rất lo lắng và hoang mang, không biết phải chăng mình đang mắc phải một căn bệnh phụ khoa nào. Có khá nhiều trường hợp mắc bệnh phụ khoa cần sớm được phát hiện và điều trị kịp thời nếu không sẽ gây ảnh hưởng nghiệm trọng tới khả năng thụ thai của các chị em. Và một trong những căn bệnh phụ khoa đó chính là bệnh Polyp cổ tử cung.
Polyp cổ tử cung là gì?
Polyp (bướu thịt) cổ tử cung là sự phát triển của các mô có hình dạng giống ngón tay nhô ra khỏi cổ tử cung. Bệnh thường xảy ra do cổ tử cung bị viêm hoặc nhiễm trùng mãn tính. Có khoảng 2 – 5% phụ nữ bị polyp cổ tử cung. Tuy nhiên, đây là bệnh lành tính (không tiến triển thành ung thư).
Nguyên nhân gây ra polyp cổ tử cung vẫn chưa được nghiên cứu sâu, nhưng nhiễm trùng có thể được xem là một trong các yếu tố chính. Bên cạnh đó, sự viêm nhiễm trong thời gian dài, những thay đổi bất thường khi nồng độ estrogen tăng hoặc các mạch máu trong cổ tử cung sung huyết cũng cũng có khả năng khiến bạn mắc bệnh.
Nhận biết polyp cổ tử cung như thế nào?
Polyp cổ tử cung thường không gây ra triệu chứng cụ thể. Một số khối u có thể chảy máu trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục. Một số khác có thể sẽ bị nhiễm trùng, khiến âm đạo tiết ra huyết trắng có hình dạng giống mủ. Khối u thường có màu đỏ hồng và có đường kính nhỏ hơn 1 cm.
Có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ.
Phòng ngừa và kiểm soát polyp cổ tử cung bằng cách nào?
Để phòng ngừa polyp cổ tử cung, bạn nên:
- Vệ sinh cơ quan sinh dục cẩn thận và sạch sẽ, đúng cách;
- Tập thể dục để cơ thể khỏe mạnh;
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để tránh béo phì và cao huyết áp;
- Luôn xét nghiệm Pap định kỳ để phát hiện sớm polyp cổ tử cung.
Nếu polyp cổ tử cung gây chảy máu hoặc ra huyết trắng, bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ polyp thông qua việc kiểm tra vùng chậu. Hiếm khi bạn bị xuất huyết sau khi đã loại bỏ polyp, nhưng nếu có, một loại hóa chất như bạc nitrate sẽ được đưa vào cơ thể để ngăn chặn tình trạng trên.
Nếu triệu chứng (như xuất huyết hoặc ra huyết trắng) vẫn tiếp diễn, bác sĩ có thể thực hiện xét nghiệm PAP hoặc phết tế bào cổ tử cung để kiểm tra và loại trừ nguy cơ ung thư cổ tử cung. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ phết tế bào nội mạc tử cung để kiểm tra và loại trừ nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!