Rau chân vịt có tác dụng gì cho quá trình thai nghén của mẹ?

Bạn Cần Biết - 11/24/2024

Hàng ngày, bữa ăn của phụ nữ có thai và cho con bú không thể thiếu rau xanh, thức ăn có nhiều vitamin và chất khoáng. Ngoài các loại rau phổ biến như rau ngót, rau muống, rau dền, xà lách,... rau chân vịt còn là thực phẩm các mẹ không thể bỏ qua trong quá trình mang thai, nó không chỉ giàu sắt, rau chân vịt còn chứa axit folic, dưỡng chất quan trọng ngăn ngừa 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh, việc bổ xung axit folic cũng rất cần thiết trong những giai đoạn sau khi mang thau, bởi axit folic giúp điều tiết quá trình trao đổi chất của tế bào, bảo vệ mô não trong quá trình phát triển của thai nhi. Vậy thời gian nào sử dụng hợp lý, dùng bao nhiêu là đủ và các món ăn được chế biến từ rau chân vịt để giàu dinh dưỡng, các mẹ tham khảo để giải quyết nỗi băn khoăn trong bài viết sau đây nhé

Hàng ngày, bữa ăn của phụ nữ có thai và cho con bú không thể thiếu rau xanh, thức ăn có nhiều vitamin và chất khoáng. Ngoài các loại rau phổ biến như rau ngót, rau muống, rau dền, xà lách,... rau chân vịt còn là thực phẩm các mẹ không thể bỏ qua trong quá trình mang thai, nó không chỉ giàu sắt, rau chân vịt còn chứa axit folic, dưỡng chất quan trọng ngăn ngừa 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh, việc bổ xung axit folic cũng rất cần thiết trong những giai đoạn sau khi mang thau, bởi axit folic giúp điều tiết quá trình trao đổi chất của tế bào, bảo vệ mô não trong quá trình phát triển của thai nhi. Vậy thời gian nào sử dụng hợp lý, dùng bao nhiêu là đủ và các món ăn được chế biến từ rau chân vịt để giàu dinh dưỡng, các mẹ tham khảo để giải quyết nỗi băn khoăn trong bài viết sau đây nhé

1. Lợi ích của rau chân vịt

  • Rau chân vịt hay còn gọi là rau bina, cải bó xôi không chỉ có tác dụng chữa sưng, viêm mà còn có thể ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Rau chân vịt rất giàu thành phần beta carotine, canxi, tốt cho xương và răng. Chất sắt, photpho có trong rau cũng rất có lợi trong việc bổ sung lượng máu cho cơ cơ thể. Đặc biệt, lượng vitamin C, vitamin A tự nhiên có rất nhiều trong rau có tác dụng loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, ngừa cảm cúm, giúp tăng cường khả năng trao đổi chất, loại bỏ được chứng táo bón... đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai.
  • Rau chân vịt rất tốt cho cả phụ nữ mang thai và cho con bú nhờ hàm lượng sắt và folate trong thực phẩm này, nó không chỉ giàu sắt, rau chân vịt còn chứa axit folic, dưỡng chất quan trọng ngăn ngừa 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh, việc bổ xung axit folic cũng rất cần thiết trong những giai đoạn sau của thai kỳ, bởi axit folic giúp điều tiết quá trình trao đổi chất của tế bào, bảo vệ mô não cho sự phát triển của thai nhi trong suốt quá trình mang thai
  • Tuy là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao nhưng lại có nhiều axit, làm ruột non không hấp thụ được chất sắt, thậm chí còn bị đẩy ra ngoài cơ thể khiến tình trạng thiếu máu nặng hơn, gây ra tình trạng mệt mỏi do thiếu sắt. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều rau chân vịt, cách tốt nhất là không nên ăn với bất kỳ loại thực phẩm có chứa chất hỗ trợ hấp thu sắt như cá, thịt gia cầm hay cam.

Rau chân vịt có tác dụng gì cho quá trình thai nghén của mẹ?

Rau chân vịt rất tốt cho phụ nữ mang thai

2. Một số món ngon từ rau chân vịt đơn giản và giàu dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai

Rau chân vịt nấu nấm

Nguyên liệu: Thịt nạc, Rau chân vịt, Nấm bella, Muối, Tiêu, Nước mắm ngon.

Cách chế biến

  • Thịt nạc rửa sạch, để ráo, cắt nhỏ xong bằm nhuyễn
  • Ướp tiêu, muối vào thịt, trộn đều
  • Rau chân vịt bỏ lá sâu úa, rửa sạch để ráo
  • Nấm bella cắt chân nấm, rửa sạch bằng nước muối, để ráo
  • Cho nước vào nồi nhỏ, để lửa vừa, khi nước sôi cho thịt bằm vào
  • Khi thịt bằm chín thì cho rau chân vịt và nấm vào nêm nước mắm sao cho vừa khẩu vị
  • Trộn nhẹ đều rau, nấm

Súp rau chân vịt, thịt bò băm

Nguyên liệu: Rau chân vịt, thịt bò băm, dầu ăn, gừng giã nhỏ, củ hành tây băm nhỏ, cà chua băm nhuyễn, muối, tiêu, nước dùng.

Cách chế biến:

  • Rau chân vịt rửa sạch rau, để ráo.
  • Tiếp theo bạn cho gừng vào nồi áp suất đảo qua thêm hành tây đã băm nhỏ vào xào đến khi hành mềm.
  • Thêm khoai tây, muối, tiêu, thịt bò đun đến khi thịt chuyển màu nâu
  • Cho thêm rau chân vịt và nước dùng, đậy vung, nấu to lửa đến khi sôi reo lên lần thứ nhất, vặn nhỏ lửa, nấu lửa liu riu, đun to lửa và nấu đến khi nồi sôi reo lần thứ hai thì chúng ta tắt bếp, xay nhuyễn là thành món soup chân vịt thịt bò băm như mong muốn.

Rau chân vịt có tác dụng gì cho quá trình thai nghén của mẹ?

Súp rau chân vịt là món ăn dễ làm, bổ dưỡng với phụ nữ mang thai

Súp rau chân vịt, cà rốt, đậu lăng

Nguyên liệu: Dầu ô liu, hành tây băm nhỏ, tỏi khô băm nhỏ, cà rốt băm nhỏ, rau chân vịt, nước dùng, đậu lăng, nước cốt chanh, muối, tiêu.

Cách chế biến:

  • Phi thơm hành, tỏi với dầu ô liu.
  • Cho cà rốt, nấu vài phút, thêm rau chân vịt, nước dùng và đậu lăng vào đảo đều.
  • Nêm gia vị cho vừa ăn, đun kỹ trước khi cho soup vào xay nhuyễn.
  • Cho nước cốt chanh khi ăn.

Rau chân vịt lành tính, nhiều dưỡng chất quan trọng, dễ chế biến nên được rất nhiều phụ nữ mang thai lựa chọn làm thực phẩm trong các món canh của bữa cơm gia đình. Bên cạnh đó, phụ nữ mang thai cũng cần ăn uống đủ chắt, nghỉ ngơi điều độ để có 1 thai kỳ khỏe mạnh.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!