Rơ lưỡi cho trẻ: Dùng gì tốt nhất?

Chăm Sóc Bé - 11/24/2024

Trong khoang miệng của chúng ta, bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ đều chứa vô vàn các loại vi sinh vật. Các vi khuẩn tồn tại quá nhiều trong khoang miệng dễ dẫn đến tình trạng hôi miệng, tưa lưỡi. Do đó, rơ lưỡi cho trẻ là việc làm rất quan trọng để ngăn ngừa và giảm thiểu những tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng trẻ.

Trong khoang miệng của chúng ta, bất kể là người lớn hay trẻ nhỏ đều chứa vô vàn các loại vi sinh vật. Các vi khuẩn tồn tại quá nhiều trong khoang miệng dễ dẫn đến tình trạng hôi miệng, tưa lưỡi. Do đó, rơ lưỡi cho trẻ là việc làm rất quan trọng để ngăn ngừa và giảm thiểu những tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng trẻ.

Rơ lưỡi như thế nào mới đúng?

Trẻ thường khó chịu khi xuất hiện vật lạ ngọ nguậy trong khoang miệng, đó là phản ứng thông thường nhưng nhiều mẹ xót con vì thấy trẻ la khóc nên bỏ qua các bước rơ lưỡi. Điều này rất không tốt cho sức khỏe của trẻ. Do vậy, để rơ lưỡi cho bé an toàn và nhanh chóng, mẹ trẻ cần đảm bảo những bước thực hiện sau:

  • Bước 1: Mẹ trẻ chuẩn bị sẵn nước ấm, vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng rửa tay và rửa sạch với nước.

  • Bước 2: Sử dụng miếng gạc rơ lưỡi cho trẻ, cẩn thận đeo vào ngón tay thuận của mẹ trẻ và nhúng miếng gạc vào nước ấm.

  • Bước 3: Bế trẻ lên và đặt vào lòng sao cho đầu trẻ được nâng lên trên ngang ngực của mẹ, bàn tay giữ mông trẻ an toàn

  • Bước 4: Dùng ngón tay thuận mang gạc lau nhẹ qua môi trẻ để trẻ làm quen dần rồi mới từ từ cho vào bên trong khoang miệng, lau nhẹ hai vùng má trong cho trẻ. Sau khi lau sạch vùng má, mẹ trẻ nhẹ nhàng chuyển tay lau đến phần lưỡi của trẻ.

Rơ lưỡi cho trẻ: Dùng gì tốt nhất?

Lưu ý trong khi rơ lưỡi cho trẻ

- Không nên cho thẳng ngón tay vào miệng bé quá nhanh, điều này có thể khiến bé bị nôn trớ do phản ứng của cơ thể. Đồng thời mẹ trẻ cũng không nên vệ sinh miệng ngay sau khi vừa cho trẻ ăn xong, cũng có thể khiến bé khó chịu, nhộn nhạo và ói bữa ra ra ngoài.

- Mẹ trẻ nên làm vệ sinh cho bé ít nhất 1 lần mỗi ngày. Tránh dùng kem đánh răng tạo bọt vì lúc này hệ miễn dịch của trẻ vẫn chưa hoàn thiện và có thể có phản ứng tiêu cực với các chất hóa học có bên trong loại kem này.

- Thông thường lưỡi của bé sẽ có một mảng trắng do phần sữa còn sót lại, mẹ trẻ có thể lau đi dễ dàng. Nhưng trong trường hợp mẹ đã lau mà hai bên lợi và lưỡi của bé vẫn còn mảng bám thì bố mẹ cần lập tức đưa bé đi gặp bác sĩ vì rất có thể bé đã bị nấm lưỡi.

Rơ lưỡi cho trẻ: Dùng gì tốt nhất?

- Mẹ trẻ có thể dùng miếng gạc rơ lưỡi chấm vào nước ấm, hoặc có thể áp dụng cách rơ lưỡi dân gian như dùng rau ngót sắc nấu, sau đó để nguội dùng nước chấm rơ lưỡi. Trong rau ngót có vị thanh mát, dùng giải nhiệt và có thể giúp giải độc, do vậy rất tốt và an toàn.

- Một số mẹ trẻ thường mách nhau dùng mật ong để rơ lưỡi cho bé, vì mật ong được biết đến như một chất chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Nhưng trên thực tế, vi khuẩn clostridium botulium trong mật ong rất nhiều, đây là một loại vi khuẩn độc tố có thể gây nguy hiểm cho cho trẻ dẫn đến chứng liệt kê cơ, ngộ độc nặng. Trong trường hợp tệ nhất có thể dẫn đến tử vong.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!