Tìm hiểu chung
Tìm hiểu chung
Rối loạn hoảng sợ là bệnh gì?
Rối loạn hoảng sợ là một chứng bệnh của nhóm rối loạn lo âu. Cơn hoảng sợ là tình trạng tâm lý. Nó là cảm giác sợ hãi cực độ và lo sợ điều tồi tệ sắp xảy ra. Cơn hoảng sợ thường ngắn và đột ngột và gây ra các phản ứng dữ dội ở cơ thể. Rối loạn hoảng sợ là tình trạng những cơn hoảng loạn và sợ hãi xuất hiện thường xuyên mặc dù không có nguyên nhân cụ thể nào. Chúng xuất hiện ở bất cứ nơi nào, tại bất kì thời điểm nào mà không hề có dấu hiệu báo trước. Do đó, người bệnh có xu hướng tránh xa những nơi mà cơn hoảng sợ xảy ra. Trong một số trường hợp, nỗi sợ lấn át người bệnh, khiến họ không thể rời khỏi nhà.
Triệu chứng thường gặp
Triệu chứng thường gặp
Những dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn hoảng sợ là gì?
Các triệu chứng của bệnh có thể bao gồm:
- Tăng nhịp tim và huyết áp;
- Đau ngực và dạ dày;
- Yếu đi và chóng mặt;
- Thở gấp, khó thở;
- Toát mồ hôi lạnh;
- Cảm giác sắp có chuyện xấu xảy ra, lo lắng và tuyệt vọng;
- Nói rất nhanh;
- Bồn chồn, đứng ngồi không yên;
- Gõ ngón tay hoặc ngón chân và siết chặt tay.
Bạn có thể có các triệu chứng và dấu hiệu khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?
Nếu bạn có các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn hoảng sợ, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng bệnh có thể diễn tiến nghiêm trọng hơn. Rối loạn hoảng sợ cũng có thể gây ra nhồi máu cơ tim. Vì vậy, hãy gặp bác sĩ để được tư vấn và đưa ra hướng điều trị hiệu quả nhất. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra rối loạn hoảng sợ là gì?
Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân chính xác. Tuy nhiên, họ đã tìm ra mối liên quan giữa các vùng ở não bộ và cơn sợ hãi cũng như lo âu. Các chất dẫn truyền thần kinh (serotonin và epinephrine) có thể đóng góp một phần vào nguyên nhân của bệnh. Bệnh có xu hướng xảy ra ở những người trong cùng một gia đình.
Caffeine, nicotine và các chất khác có thể làm tăng các cơn hoảng loạn. Các thuốc gây rối loạn hoảng sợ bao gồm steroid, ống xịt thuốc dùng cho bệnh hô hấp, thuốc tuyến giáp, thuốc giảm cân, thuốc có chứa caffeine và một thuốc trị dị ứng, ho và cảm lạnh cũng có thể góp phần gây ra bệnh này.
Nguy cơ mắc bệnh
Nguy cơ mắc bệnh
Những ai thường mắc phải rối loạn hoảng sợ?
Bệnh thường xảy ra tuổi thanh thiếu niên, nhưng phổ biến nhất ở lứa tuổi 18 đến 19. Tỷ lệ nữ giới bị bệnh cao hơn nam giới. Đôi lúc, bệnh bắt đầu xuất hiện khi một người chịu quá nhiều áp lực.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc rối loạn hoảng sợ?
Có rất nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ bị chứng rối loạn hoảng sợ, bao gồm:
- Những đau buồn trong cuộc sống, ví dụ như người thân yêu của bạn bị bệnh nặng hoặc qua đời;
- Bị tổn thương về tâm lý trong quá khứ, chẳng hạn như bị lạm dụng tình dục, thân thể hoặc tai nạn nghiêm trọng;
- Những biến cố lớn trong đời ví dụ như ly hôn hoặc vừa trầm cảm sau sinh;
- Hút quá nhiều thuốc lá và uống quá nhiều caffeine;
- Tiền sử gia đình có người bị cơn hoảng loạn hoặc mắc chứng rối loạn hoảng sợ.
Điều trị hiệu quả
Điều trị hiệu quả
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào dùng để chẩn đoán rối loạn hoảng sợ?
Bác sĩ sẽ chẩn đoán từ tiền sử bệnh lý và khám lâm sàng cho bệnh nhân. Để kết luận chính xác, bác sĩ có thể tiến hành thử máu để kiểm tra tuyến giáp, thực hiện đo điện tâm đồ để kiểm tra tim. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể tiến hành một cuộc nói chuyện và trao đổi để tìm ra nguồn cơn sợ hãi của bệnh nhân hoặc những biến cố gây ra tình trạng hoảng sợ.
Hãy nói với bác sĩ những điều bạn phải trải qua, những cơn sợ hãi, lý do cho những điều này để bác sĩ có thể chẩn đoán và điều trị hiệu quả.
Những phương pháp nào dùng để điều trị rối loạn hoảng sợ?
Tất cả bệnh nhân mắc chứng rối loạn hoảng sợ nên giảm stress bằng cách theo đuổi các sở thích của mình, tập thể dục thường xuyên và ăn uống lành mạnh.
Có nhiều phương pháp điều trị chứng rối loạn hoảng sợ và những phương pháp này có thể được kết hợp với nhau để đạt được hiệu quả tốt nhất. Điều trị thường sử dụng các liệu pháp hành vi như phương pháp phản hồi sinh học. Bệnh nhân học cách thay đổi sức cơ hoặc sóng não bằng cách kiểm soát hơi thở. Các phương pháp khác bao gồm thư giãn cơ tăng dần, tưởng tượng, thiền và thôi miên.
Bác sĩ cũng có thể chỉ định thuốc an thần benzodiazepine bao gồm alprazolam, lorazepam, clonazepam và diazepam. Những thuốc này cũng có thể có tác dụng phụ (ví dụ như khiến bạn buồn ngủ) và có thể gây tình trạng nghiện thuốc. Những người có tiền sử lạm dụng chất kích thích không nên dùng các thuốc này. Các loại thuốc hiệu quả khác cho chứng lo âu và hoảng loạn là các chất ức chế tái hấp thu serotonin, thuốc chống trầm cảm và kết hợp giữa serotonin và các chất ức chế tái hấp thu norepinephrine.
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Chế độ sinh hoạt phù hợp
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của rối loạn hoảng sợ?
Để hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn hoảng sợ, bạn nên:
- Ngủ nhiều, tập thể dục hằng ngày và có chế độ ăn uống điều độ;
- Giảm căng thẳng trong cuộc sống;
- Học thiền, xoa bóp, yoga, thái cực quyền và các bài tập làm giảm stress;
- Gọi bác sĩ nếu bạn gặp những cơn hoảng loạn thường xuyên, gặp tác dụng phụ từ thuốc, bị trầm cảm hoặc có ý định tự tử.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Hello Health Group không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!