Rối loạn tiêu hóa là một trong những chứng bệnh hay gặp nhất ở trẻ em. Đặc biệt, giai đoạn 1 tuổi sẽ là khoảng thời gian bé dễ bị rối loạn tiêu hóa nhất bởi trong thời điểm này, mẹ đã bắt đầu cho bé ăn các loại thức ăn bên ngoài thay vì chỉ uống sữa mẹ như trong 6 tháng đầu.
1. Nguyên nhân khiến trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Sức đề kháng yếu
Hệ miễn dịch non nớt là điều kiện dễ dàng để cho các vi khuẩn xâm nhập và gây các bệnh khác nói chung và rối loạn tiêu hóa ở trẻ nói riêng. Đó là lý do vì sao trong những tháng đầu tiên mẹ chỉ nên cho bé bú sữa mẹ, vừa cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để tăng sức đề kháng, vừa hạn chế nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa của trẻ.
Chế độ dinh dưỡng bất hợp lý
Nhiều cha mẹ chưa có nhiều kinh nghiệm nuôi dưỡng trẻ con nên dẫn đến chế độ dinh dưỡng bất hợp lý. Ngoài ra, những nguyên nhân khác như thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh, bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc, các thành phần thức ăn không phù hợp với lứa tuổi... đều khiến cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Đơn giản là vì trong thời gian này hệ tiêu hóa của trẻ chưa phát triển hoàn toàn, vẫn còn non yếu nên không thể tiếp nhận những thức ăn không phù hợp.
Dùng kháng sinh
Việc cho trẻ dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh cũng là nguyên nhân gây ra các chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Khi trẻ được 1 tuổi, hệ miễn dịch của cơ thể vẫn còn rất yếu và chưa hoàn chỉnh, kháng sinh đi vào cơ thể không chỉ tiêu diệt những vi khuẩn có hại mà còn diệt luôn cả những vi khuẩn có lợi, làm mất cân bằng hệ tiêu hóa, từ đó gây nên những triệu chứng rối loạn tiêu hóa.
Môi trường sống không vệ sinh
Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng gây ra chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Môi trường sống xung quanh tồn tại rất nhiều vi khuẩn mà mắt thường không thể nhìn thây, chúng sẽ gây những tác hại vô cùng đối với hệ tiêu hóa của trẻ nếu cha mẹ không có những biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và giữ vệ sinh cho bé cẩn thận. Cần luôn vệ sinh tay cho trẻ cẩn thận khi chơi đồ chơi, tiếp xúc với các vật lạ, đi vệ sinh, trước khi ăn... vì trẻ 1 tuổi sẽ không ý thức được việc này để đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh cho bé.
2. Những chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường gặp
Hiện tượng nôn trớ
Khi bị rối loạn tiêu hóa, trẻ sẽ hay có hiện tượng nôn trớ. Nôn trớ là hiện tượng thức ăn trong dạ dày bị đẩy ra khỏi cơ thể một cách đột ngột. Nôn trớ bình thường có thể là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa, tuy nhiên nếu bé bị nôn trớ kèm các hiện tượng như sốt, mệt mỏi hay co giật thì cần phải đưa bé đến các trung tâm y tế để chẩn đoán kịp thời.
Hiện tượng tiêu chảy cấp
Biểu hiện của hiện tượng rối loạn tiêu hóa ở trẻ này là bé sẽ mệt mỏi, kén ăn, nôn trớ và đặc biệt là tiêu chảy phân lỏng nhiều lần trong ngày. Bé sẽ bị sốt hoặc chướng bụng, thậm chí nguy hiểm hơn là tiêu chảy phân nhày và có máu. Nhiều cha mẹ cho rằng bé bị kiệt lỵ khi đi ngoài có hiện tượng lạ như vậy, tuy nhiên đây có thể là biểu hiện của chứng rối loạn tiêu hóa nặng. Nếu không được điều trị kịp thời, bé có thể bị mất nước dẫn đến tử vong.
Hiện tượng táo bón
Hiện tượng này có những dấu hiệu trái ngược với hiện tượng tiêu chảy cấp, tuy nhiên đều là dấu hiệu của chứng rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Trong trường hợp này, trẻ bị đi ngoài phân khô, rắn, cứng như sỏi, bụng cứng và đau, mót đi vệ sinh nhưng ngồi thì không đi được. Hậu quả của hiện tượng này là trẻ biếng ăn, đau bụng, hay nôn trớ và quấy khóc.
Trẻ sơ sinh bị chướng bụng có nên thụt hậu môn không?
Cách khắc phục chứng nôn trớ ở trẻ sơ sinh
Rotavirus - Bệnh nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ cha mẹ cần biết
Vacxin Rotarix giá bao nhiêu?
Bé sinh non chậm tiêu phải làm sao?
3. Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, cha mẹ cần chú ý chăm sóc trẻ đúng cách để tình trạng của bé thuyên giảm. Dưới đây là một số cách để chăm sóc bé khi bị rối loạn tiêu hóa:
Vệ sinh đồ chơi sạch sẽ ít nhất là tuần 2 lần.
Giữ vệ sinh và dạy bé cách giữ gìn vệ sinh của mình. Không cho bé cho các đồ chơi vào miệng vì dễ làm vi khuẩn tấn công. Rửa sạch tay và tắm rửa sạch sẽ cho bé bằng xà phòng chống khuẩn.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng cho bé. Không ép bé ăn nhiều nếu bé không muốn.
Khi bé bị tiêu chảy, cần cố gắng bổ sung nhiều loại thực phẩm dinh dưỡng để cung cấp năng lượng cho bé, tránh tình trạng bé bị ốm yếu và mệt mỏi do suy dinh dưỡng và mất nước.
Chọn lựa thực phẩm an toàn, đảm bảo vệ sinh và chế biến đúng cách.
Đảm bảo môi trường sống trong lành, thoáng mát, sạch sẽ.
Kiên định điều trị cho bé để theo dõi kết quả. Không thay quá nhiều loại thuốc vì chúng có thể sẽ khiến cho chứng rối loạn tiêu hóa thêm trầm trọng hơn.
Để điều trị rối loạn tiêu hóa ở trẻ, cha mẹ vẫn cần đưa trẻ đến các cơ quan y tế để được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh. Sau khi xác định được bệnh, cha mẹ cần làm đúng theo sự hướng dẫn của bác sỹ để giúp cho cơ thể của bé sớm hồi phục.>>> Xem thêm: Trẻ tụt cân và rối loạn tiêu hóa do ăn dặm sai cách
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!