Rối loạn tình dục và đái tháo đường
Rối loạn tình dục thường gặp ở nam giới là rối loạn cương và xuất tinh ngược, ở nữ giới là giảm đáp ứng tình dục và khô âm đạo. Rối loạn tình dục ở nam giới ĐTĐ: Rối loạn cương ở nam giới mắc ĐTĐ có tỷ lệ cao chiếm từ 20 - 85 %.
Rối loạn cương là dương vật không khả năng cương đủ để giao hợp. Bao gồm mất hoàn toàn khả năng cương, không duy trì được sự cương, hoặc cả hai. Khoảng 5% nam giới bị rối loạn cương do ĐTĐ chưa chẩn đoán. So với người không bị ĐTĐ, nam giới ĐTĐ có tỷ lệ rối loạn cương tăng gấp 3 lần, xuất hiện sớm hơn 10-15 năm.
Người bệnh đái tháo đường cần kiểm soát đường huyết.
Nguyên nhân rối loạn cương: ĐTĐ, tăng huyết áp, bệnh thận, nghiện rượu, bệnh mạch máu, tác dụng phụ của thuốc, thuốc lá, rối loạn tâm lý, thiếu nội tiết tố.
Xuất tinh ngược: Tinh dịch phóng một phần hay toàn bộ vào bàng quang thay vì theo dương vật ra ngoài. Xuất tinh ngược xảy ra khi cơ vòng trong không đảm bảo chức năng bình thường. Đây là cơ đóng mở tự động. Bàng quang không bị tổn thương, nước tiểu bị lẫn tinh dịch, khi tiểu thấy nước tiểu đục, khi xuất tinh thấy tinh dịch ít. Nguyên nhân là do tổn thương thần kinh do đái tháo đường, phẫu thuật tiền lập tuyến, thuốc hạ áp.
Rối loạn tình dục ở nữ ĐTĐ: Tổn thương thần kinh niêm mạc âm đạo dẫn đến khô âm đạo, gây khó chịu khi giao hợp. Cảm giác khó chịu này dẫn đến giảm đáp ứng tình dục và sự ham muốn.
Giảm hoặc mất đáp ứng tình dục do các nguyên nhân như: ĐTĐ, thuốc hạ áp, trầm cảm, nhiễm trùng sinh dục, có thai, mãn kinh. Có khoảng 35% nữ ĐTĐ bị giảm hoặc mất đáp ứng tình dục, giảm ham muốn, giảm cảm giác hoặc không đạt được khoái cảm khi giao hợp.
Các triệu chứng: giảm hoặc mất hoàn toàn hứng thú giao hợp, giảm hoặc mất cảm giác cơ quan sinh dục ngoài, không đạt khoái cảm, khô vùng âm đạo, khó chịu khi giao hợp hoặc giao hợp đau.
Các týp của bệnh đái tháo đường.
Rối loạn đường tiểu và đái tháo đường
Nhiễm khuẩn tiểu và các rối loạn của bàng quang xảy ra thường hơn ở người ĐTĐ. Các rối loạn chức năng bàng quang có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. ĐTĐ làm tổn thương thần kinh kiểm soát chức năng bàng quang.
Hai nhóm triệu chứng thường gặp: phản ứng quá mức của bàng quang, tiểu gấp, tiểu thường xuyên, tiểu đêm và tiểu không tự chủ. Bàng quang thần kinh: ít gặp nhưng nặng nề hơn, gây tiểu khó, bí tiểu. Các triệu chứng trên xảy ra ở cả nam lẫn nữ, xuất hiện sớm hơn người không ĐTĐ.
Tổn thương thần kinh điều khiển bàng quang khiến bệnh nhân tiểu dù không muốn (tiểu không tự chủ). Hoặc tổn thương thần kinh ngăn chặn sự đi tiểu làm bệnh nhân không tiểu được dù mắc tiểu, nước tiểu bị ứ đọng làm thận bị tổn thương, dễ bị nhiễm trùng tiểu. Nguyên nhân do ĐTĐ, tổn thương thần kinh do chấn thương, hoặc nhiễm trùng. Triệu chứng bàng quang thần kinh: nhiễm khuẩn đường tiểu, mất cảm giác muốn tiểu khi bàng quang căng, tiểu không tự chủ, bí tiểu.
Nhiễm khuẩn đường tiểu có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của hệ niệu. Thường do vi khuẩn đường tiêu hóa lan qua. Nhiễm khuẩn niệu đạo, viêm bàng quang, viêm đài bể thận, nhiễm khuẩn thận.
Nhiều khi bệnh nhân bị nhiễm khuẩn mạn tính hoặc nhiễm khuẩn tái đi tái lại. Triệu chứng là tiểu thường xuyên, đau hoặc nóng rát ở bàng quang hoặc niệu đạo khi tiểu, nước tiểu đục hoặc đỏ, mệt mỏi hoặc lạnh run. Nếu nhiễm khuẩn thận: buồn nôn, đau ở lưng hoặc hông, sốt.
Quan trọng là kiểm soát đường huyết
Các rối loạn tình dục ở người ĐTĐ nếu không điều trị để kéo dài sẽ gây ra rối loạn về tâm lý, mất hạnh phúc gia đình. Các rối loạn ở bàng quang làm giảm chất lượng cuộc sống, nhiễm khuẩn tiểu làm suy thận diễn ra nhanh hơn.
Vì vậy việc phát hiện và điều trị sớm rối loạn tình dục và đường tiểu là rất quan trọng. Người bệnh cần được khám đúng chuyên khoa để có chẩn đoán chính xác và điều trị phù hợp.
Rối loạn tình dục và đường tiểu do ĐTĐ sẽ xuất hiện sớm hơn nếu kiểm soát đường huyết kém, mỡ trong máu cao, tăng huyết áp, béo phì,...
Người ĐTĐ có thể làm giảm nguy cơ rối loạn tình dục và đường tiểu. Hãy cố gắng giữ cho đường huyết, huyết áp, mỡ trong máu càng gần mức bình thường càng tốt. Rèn luyện thể lực và duy trì cân nặng bình thường cũng là cách phòng ngừa các biến chứng lâu dài của bệnh ĐTĐ.
Ngưng hút thuốc lá, lợi ích của ngưng thuốc lá ngoài việc giảm tổn thương thần kinh còn làm giảm nhồi máu cơ tim, đột quỵ và bệnh thận.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!