Rotavirus - Bệnh nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

Kiến Thức Y Học - 04/28/2024

Rotavirus được biết đến là loại virút đường ruột phổ biến nhất, là nguyên nhân gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới. Theo thống kê tại Việt Nam thì cứ 2 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp thì sẽ có một trường hợp là do nhiễm rotavirus.

Rotavirus được biết đến là loại virút đường ruột phổ biến nhất, là nguyên nhân gây tiêu chảy nặng ở trẻ nhỏ trên toàn thế giới. Theo thống kê tại Việt Nam thì cứ 2 trẻ nhập viện vì tiêu chảy cấp thì sẽ có một trường hợp là do nhiễm rotavirus.

Rotavirus là virus gì?

Theo các bác sĩ, con đường lây nhiễm rotavirus ở trẻ em chủ yếu qua phân - miệng và tay - miệng của trẻ. Rotavirus là các virus thường được thải ra ngoài theo phân của người bệnh và chúng tồn tại rất lâu ngoài môi trường, chúng có thể bám dính ở bàn tay, ở trên sàn nhà, trên các đồ vật, các vật dụng trong gia đình và trên đồ chơi của trẻ... nếu như phụ huynh không chú ý vệ sinh sạch sẽ thì có thể là nguồn lây nhiễm bệnh cho trẻ.

Nguyên nhân thứ hai đó là trẻ cũng dễ dàng bị nhiễm bệnh do uống hoặc ăn phải thức ăn bị nhiễm bẩn trong quá trình chế biến, quá trình nấu nướng không đảm bảo vệ sinh vì bàn tay người làm bếp bị nhiễm virút rotavirus do sờ chạm vào các bề mặt hay các đồ vật như bàn ghế, đồ chơi, sàn nhà...đã bị nhiễm bẩn trước đó.

Nguy hiểm hơn khi gần đây thì một số nhà khoa học còn nghi ngờ rotavirus cũng có thể truyền qua không khí vì virút được tìm thấy nhiều trong dịch tiết đường hô hấp của những trẻ bị nhiễm bệnh.

Rotavirus - Bệnh nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

Rotavirus - bệnh nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ

Virus rota chính là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh lý tiêu chảy cấp của trẻ. Bệnh thường gặp ở trẻ em và trẻ nhỏ, đặc biệt với những trẻ có lứa tuổi từ 3 tháng đến 2 tuổi. Theo các bác sĩ, trẻ càng nhỏ tuổi thì nguy cơ nhiễm bệnh nặng dẫn đến phải nhập viện càng cao. Thậm chí theo thống kê thì trong 5 năm đầu đời, hầu như không có trẻ nào tránh khỏi tiêu chảy cấp do rotavirus.

Theo một số thống kê tại Việt Nam, tiêu chảy cấp do rotavirus thường gặp nhất ở trẻ từ 3 - 17 tháng tuổi; có đến 46% số trường hợp xảy ra ở trẻ nhũ nhi dưới 5 tháng tuổi và tận 59% ở trẻ 6 - 11 tháng tuổi. Những trẻ càng nhỏ tuổi thì có nguy cơ nhiễm rotavirus càng cao và mắc bệnh càng nặng. Thậm chí có nhiều trường hợp không được điều trị kịp thời đã dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như suy dinh dưỡng hay tử vong.

Khi trẻ nhiễm rotavirus sẽ đào thải ra ngoài môi trường một lượng siêu vi rất lớn đến 10 ngàn tỷ, nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ khoảng 10 siêu vi là đã có thể lây nhiễm và gây bệnh cho người. Siêu vi gây bệnh có thể truyền đi một cách dễ dàng qua tay bị nhiễm bẩn.

Dấu hiệu cho thấy trẻ bị nhiễm Rotavirus

Sau khi bị lây nhiễm khoảng 12 giờ đến khoảng 4 ngày thì trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng của bệnh.

Điển hình nhất là trẻ sẽ nôn ói và tiêu chảy: trẻ thường sẽ ói trước tiêu chảy 6 - 12 giờ và có thể kéo dài khoảng 2 - 3 ngày. Vào ngày đầu tiên bị nhiễm bệnh trẻ sẽ ói rất nhiều và giảm bớt khi bắt đầu đi tiêu chảy. Khi bị bệnh, bé thường đi tiêu phân lỏng toàn nước, phân có lúc màu xanh dưa cải hoặc có thể có cả đàm, nhớt nhưng lại không có máu. Triệu chứng tiêu chảy ngày càng tăng trong vài ngày và sau đó giảm dần. Tiêu chảy và nôn ói ở trẻ có thể lên đến hơn 20 lần/ngày. Thường thì đa số các trẻ sẽ hết tiêu chảy sau 4 – 8 ngày. Tuy nhiên vẫn có trẻ vẫn còn tiêu chảy đến 2 tuần dù trẻ đã khỏe, có thể bắt đầu chơi đùa và đòi ăn trở lại.

Bên cạnh tiêu chảy và nôn ói thì trẻ còn có thể có một số triệu chứng như: sốt vừa phải, trẻ bị đau bụng, ho và chảy mũi nước.

Chính vì vừa bị nôn ói và tiêu chảy với số lần nhiều như vậy nên trẻ bị nhiễm rotavirus rất dễ bị mất nước, nếu như không được chăm sóc thích hợp còn có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng của trẻ.

Rotavirus - Bệnh nguy hiểm hàng đầu với trẻ nhỏ cha mẹ cần biết

Chăm sóc trẻ nhiễm rotavirus và biện pháp phòng ngừa như thế nào?

Đầu tiên là cần bù nước cho trẻ. Đây là nguyên tắc đầu tiên khi điều trị tiêu chảy do rotavirus, ưu tiên hàng đầu là nên truyền dung dịch muối đường để bổ sung nước và cả chất điện giải cho trẻ do bị mất qua phân và chất nôn ói, nếu là dung dịch uống thì thường sử dụng dung dịch oresol (hay còn gọi là nước biển khô).

Có đến 95% các trường hợp tiêu chảy ở trẻ em được điều trị thành công chỉ bằng bù dịch bằng đường uống và cho ăn. Bố mẹ cũng có thể cho trẻ uống các loại dịch uống khác nếu như thấy trẻ khó khăn khi uống oresol, có các dịch thay thế khác như nước sôi nguội, nước cơm hay nước cháo, nước ép trái cây hoặc nước dừa tươi...

Hơn nữa, mẹ nên cho bú càng nhiều càng tốt vì sữa mẹ ngoài việc cung cấp đủ lượng nước cho trẻ thì còn là nguồn dinh dưỡng quý giá giúp trẻ chống chọi với bệnh tật và mau lành bệnh.

Rotavirus có thể lây lan nhanh và tồn tại ở xung quanh chúng ta. Chúng được biết đến là loại siêu vi kháng với các chất tẩy rửa thông thường như xà bông hay nước javen... Ngoài ra, bệnh tiêu chảy cấp này còn do siêu vi trùng gây ra, chính vì vậy mà kháng sinh không có tác dụng đối với bệnh.

Có một số biện pháp thông thường như rửa tay, cho trẻ bú mẹ, cải thiện vệ sinh môi trường là các biện pháp giúp làm giảm lây truyền các tác nhân gây bệnh tiêu chảy khác nhưng lại gần như không hữu hiệu để phòng ngừa tiêu chảy do rotavirus. Các chuyên gia cho rằng, cách tốt nhất để bảo vệ trẻ nhỏ khỏi tiêu chảy do rotavirus là chủng ngừa bằng vắc-xin.

Như vậy, tiêu chảy cấp do Rotavirus là căn bệnh nguy hiểm mà hầu hết trẻ nào cũng dễ mắc phải ở những ngày đầu đời. Các bố mẹ nên tiêu vắc xin phòng ngừa cho trẻ vì đây là cách tốt nhất có thể giúp trẻ tránh khỏi được tác nhân gây bệnh.

Xem thêm:

  • Trẻ mắc bệnh Rotavirus, cha mẹ cần làm gì?
  • Vắc-xin Rotavirus liên quan đến rối loạn ruột

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!