Rubella có lây qua sữa mẹ không?

Kiến Thức Y Học - 04/25/2024

Rubella (hay còn gọi là Sởi Đức) là bệnh lý do virus gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đôi khi bệnh có thể nặng lên và gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe...

Rubella (hay còn gọi là Sởi Đức) là bệnh lý do virus gây ra. Đây là bệnh truyền nhiễm có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Ở trẻ nhỏ, do hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, đôi khi bệnh có thể nặng lên và gây ra những ảnh hưởng lớn đến sức khỏe...

1. Thông tin về Rubella bạn nên biết

Rubella hay gặp vào mùa Đông Xuân, là một bệnh dễ lây nhiễm từ người này với người khác thông qua đường hô hấp. Biểu hiện thường thấy ở bênh này là sốt kèm theo phát ban toàn thân, nổi hạch, đau mỏi cơ thể... Thời gian ủ bệnh khá dài (có thể từ 2 - 3 tuần) nên khi bạn có các triệu chứng điển hình của bệnh như đã kể bên trên thì đôi khi đã lây nhiễm từ trước đó khá lâu. Bệnh có thể lây từ người bị bệnh sang người lành từ trước khi mọc ban từ 3 - 5 ngày nên việc phòng tránh lây nhiễm trong gia đình đôi khi khá khó khăn. Bệnh lây mạnh nhất trong thời điểm 1 - 2 ngày đầu sau mọc ban. Quá trình truyền bệnh thậm chí còn kéo dài đến một tuần sau khi mọc ban. Vì thế, bạn nên chú ý các mốc thời gian này để tránh tiếp xúc với người mắc Rubella.

Rubella có lây qua sữa mẹ không?

2. Rubella có lây truyền qua sữa mẹ?

Các bà mẹ khi nuôi con nhỏ thường rất lo lắng việc mình có bị lây Rubella từ mẹ do bú sữa không?

Câu trả lời là không, sữa mẹ còn có thể cung cấp những kháng thể tự nhiên do cơ thể sản xuất ra để chống lại virus. Tuy nhiên, như đã trình bày ở trên, đây là bệnh lây truyền qua đường hô hấp thông các giọt dịch tiết mũi họng. Khi bà mẹ tiếp xúc với con vô hình chung đã có nguy cơ lây cho em bé rất cao rồi. Vì vậy, lời khuyên dành cho các bà mẹ trong trường hợp này là nên cách ly với em bé để đảm bảo không lây truyền. Mẹ có thể vắt sữa ra bình sạch cho con bú, nhưng quá trình này cũng khó đảm bảo 100% không làm lây truyền virus vì có thể dịch tiết hô hấp đã dính trên tay bà mẹ, trên dụng cụ cho trẻ bú. Ngoài việc cách ly tốt, các bậc phụ huynh cũng nên chú ý theo dõi em bé sát sao hơn trong thời kỳ này để phát hiện sớm các triệu chứng bệnh lý như: ho, chảy mũi, ỉa chảy, sốt, nổi hạch, phát ban, viêm kết mạc mắt, ... Khi nghi ngờ trẻ phát bệnh do nhiễm virus, nên đưa trẻ đi khám để điều trị và cách ly ít nhất 1 tuần tính từ khi mọc ban để tránh tiếp tục lây nhiễm cho mọi người xung quanh.

3. Phòng ngừa Rubella

Ngoài việc tránh tiếp xúc với những người bệnh trong thời kỳ có dịch xảy ra, Rubella có thể được dự phòng bằng vaccine. Trẻ thường được tiêm mũi đầu lúc 12 -15 tháng tuổi cùng vaccine Sởi, Quai bị và nhắc lại mũi thứ 2 vào thời điểm 4 - 6 tuổi. Nếu trẻ đến tuổi đi học chưa tiêm mũi thứ 2 vào thời điểm trên thì nên tiêm một mũi nhắc lại lúc 12 tuổi. Ngoài ra, các bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ trước khi có ý định mang thai lần đầu cũng nên đi kiểm tra kháng thể Rubella và tiêm phòng nhắc lại để tạo miễn dịch chủ động bảo vệ bản thân và thai nhi vì bệnh lý Rubella bẩm sinh do mẹ truyền cho em bé thời kỳ phôi thai nguy hiểm hơn rất nhiều lần so với Rubella mắc phải thông thường, gây nhiều dị tật nặng cho trẻ.

Rubella có lây qua sữa mẹ không?

Lưu ý:Các trường hợp không được tiêm vaccine phòng Rubella gồm:

- Phụ nữ có thai

- Sốt cao

- Có thai trong 3 tháng

- Suy giảm miễn dịch nặng

- Truyền các chế phẩm máu hay globulin miễn dịch trong 3 - 6 tháng (liều bảo vệ)

- Có phản ứng với neomycin

Một số trường hợp có bệnh lý khác việc tiêm phòng cần phải cân nhắc các yếu tố nguy cơ là: động kinh, xuất huyết giảm tiểu cầu, dị ứng trứng.>>> Xem thêm: Bị rubella khi mang thai: Bà bầu phải làm gì?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!