Thực tế, có nhiều yếu tố tác động đến lượng chất dinh dưỡng của thực phẩm. Cách chế biến, nấu chín, thậm chí đặc điểm hệ tiêu hóa của mỗi người cũng ảnh hưởng đến lượng dinh dưỡng mà bạn hấp thu được từ thực phẩm.
Tránh gây ra những sai lầm chúng tôi liệt kê dưới đây và đừng chủ quan bởi đó là những sai lầm mà nhiều người thường mắc phải khi nấu ăn đã làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.
Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống
Thức ăn đã được nấu chín có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
Ăn cà rốt nấu chín tốt hơn ăn cà rốt sống
Khi nấu chín, cà rốt có hơn 25% falcarinol, một hợp chất chống ung thư so với cà rốt sống. Ngoài ra chất beta caroten (chất tiền vitamin A) có trong cà rốt chỉ tan trong dầu mỡ nên việc ninh, nấu chín cà rốt với dầu mỡ hay thịt là cách tốt nhất để sử dụng triệt để lượng vitamin dồi dào có trong nó. Nếu bạn ăn sống cà rốt thì 90% beta caroten trong cà rốt không được dạ dầy hấp thu.
Cho muối ngay khi mỡ vừa sôi
Lưu ý khi xào thức ăn, bạn hãy cho muối vào ngay lúc dầu mỡ vừa sôi, khoảng 30 giây đến 1 phút sau hãy cho thức ăn vào xào thì sẽ giúp loại bỏ được 95% độc tố aflatoxin có trong muối.
Nấu rau xong không ăn ngay
Mọi người thường nghĩ rằng, rau phải ăn nguội mới ngon nhưng không biết rằng, nếu rau xào, luộc rồi ăn liền chỉ hao hụt chừng 15% vitamin, nếu để sau 1 giờ mới ăn sẽ bị mất 25%, sau 2 giờ vitamin mất từ 34-57%.
Những sai lầm thường mắc khi nấu ăn làm giảm giá trị dinh dưỡng của thực phẩm (Ảnh minh họa: Internet)
Còn nếu bạn chế biến sẵn, chờ người thân về, đem lên bếp hâm lại thì vitamin mất đi tới 90%. Như vậy có nghĩa là nếu rau để qua đêm thì giá trị dinh dưỡng trong rau là không còn, bạn không nên tiếc của mà hãy từ bỏ nó.
Để tỏi ở ngoài 10 phút trước khi nấu
Các đặc tính chữa bệnh của tỏi chỉ có thể phát huy được tác dụng một cách tối đa bằng cách cắt, nghiền, hoặc nhấn nó và sau đó để chúng đủ 10 phút ở ngoài trước khi nấu. Bởi khi tỏi được đập dập sẽ khởi động một phản ứng enzym giải phóng hợp chất chứa lưu huỳnh rất có lợi cho sức khoẻ.
Do vậy, nếu có thêm thời gian thì hợp chất tạo thành sẽ hoàn chỉnh hơn và do đó tác dụng của chúng lên cơ thể cũng toàn diện hơn.
Đựng thực phẩm trong túi trong suốt
Các nhà nghiên cứu của trường Đại học Ghent (Bỉ) cho hay, chất riboflavin trong sữa và rau dễ bị mất đi dưới ánh sáng mặt trời. Theo khuyến cáo của các nhà khoa học thực phẩm Mỹ, cố gắng tránh để sữa và ngũ cốc trong túi đựng trong suốt, để có thể bảo lưu chất dinh dưỡng.
Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá là những thực phẩm kém an toàn. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!