Sai lầm tai hại của bố mẹ khi cứu con bị mắc nghẹn

Sơ cứu & Phòng ngừa - 03/29/2024

Chuyên gia của Hello Bacsi chia sẻ những sai lầm mà bố mẹ thường mắc phải khi sơ cứu con mắc nghẹn và cách xử trí nhanh để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Mắc nghẹn là cơn ho gấp và nói lắp sau khi nuốt phải vật chất dạng lỏng hay rắn, gây tắc dây thanh âm hoặc đường thở. Hầu hết trẻ thường nghẹn bởi chất lỏng “vào nhầm đường” trong cơ thể hoặc do dịch mũi bị tràn ngược lại đường tiết mũi. Mắc nghẹn có thể gây ra nôn mửa.

Đã từng có trường hợp tử vong do mắc nghẹn

Những dấu hiệu và triệu chứng có thể kể đến bao gồm khó thở, khó nói hoặc khóc. Trẻ sẽ có dấu hiệu hoảng loạn, và nếu cơn mắc nghẹn không dịu đi trong 1 hay 2 phút, trẻ có thể ngất đi hoặc nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến tử vong.

Nhanh trí xử lý khi con mắc nghẹn

Yêu cầu trẻ ho

Đừng làm gì hết ngoại trừ việc bảo trẻ hãy ho hay khạc những thứ bên trong ra. Mục đích của việc ho khạc là để giúp thông đường khí quản. Đừng cho trẻ uống bất kì loại nước nào trừ khi trẻ mắc nghẹn những thứ dạng khô hay dạng cục. Nói chung, nước sẽ làm nghiêm trọng tình trạng này hơn vì nó sẽ chiếm không gian cần thiết cho luồng hơi thở.

Đối với trường hợp con bạn trên 1 tuổi ngừng thở:

Nếu trẻ không thể thở, ho hay phát ra bất kì âm thanh gì, hãy tiến hành thủ thuật sau:

  • Hãy ôm lấy trẻ từ phía sau, ở vị trí bên dưới xương sườn và trên rốn, theo cách “ôm gấu bông”, một tay nắm thành hình quả đấm, quàng qua người của trẻ, tay còn lại đặt lên tay kia;
  • Xốc mạnh trẻ lên và xuống (theo một góc 45 độ) để ép hết khí ra khỏi lồng ngựa và đẩy những thứ đang mắc kẹt ra khỏi đường khí quản;
  • Lặp lại lực đẩy ở phần bụng 10 lần với tốc độ liên tiếp, cho tới khi vật mắc kẹt được đẩy ra ngoài;
  • Nếu trẻ quá nặng không đủ vòng tay của bạn, hãy để trẻ nằm ngửa ra sàn. Đặt hai tay tại vùng bụng (dưới rốn) và đẩy một lực thật mạnh về phía trên.

Với trường hợp con bạn dưới 1 tuổi ngừng thở:

  • Vỗ mạnh vào lưng và ép ngực trẻ;
  • Đặt trẻ úp người xuống dốc một góc 60 độ về phía đầu gối hoặc trên cánh tay của bạn;
  • Vỗ 5 lần ở chổ giữa xương bả vai liên tục;
  • Nếu trẻ chưa thở trở lại, hãy đặt trẻ ở trên sàn và ép lồng ngực (5 lần) lên xương ức thứ ba bằng 2 ngón tay. Tiếp tục vỗ lưng trẻ và ép ngực cho tới khi vật mắc kẹt được đẩy ra ngoài. (Hạn chế ép lên bụng hay sử dụng phương pháp Heimlich đối với trẻ dưới 1 tuổi do nguy cơ gây rách lá gan hay tỳ tạng).

Hãy đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi 115 khẩn cấp nếu trẻ không thể thở, mặt tái, chóng mặt và ngất xỉu. Những trường hợp mắc nghẹn chất lỏng thường chỉ diễn ra tạm thời và không gây hại.

Bố mẹ cần hết sức lưu ý để tránh tối đa trẻ bị mắc nghẹn

Mắc nghẹn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, do đó hãy đảm bảo phòng ngừa cẩn thận. Theo số liệu, số trẻ em tử vong do mắc nghẹn có tỷ lệ tương đương với số trẻ em ngộ độc thực phẩm.

Những loại thức ăn bị hút vào phổi thường là các loại thức ăn dạng hạt: hạt hướng dương, hạt cam, hạt dưa hấu, kẹo cao su, kẹo cứng, bắp rang, cà rốt, cần tây và đậu sống. Không nên cho trẻ dưới 4 tuổi sử dụng những loại thức ăn dạng cứng này do trẻ thường chưa đủ khả năng xử lý thức ăn đúng cách.

Thức ăn mềm thường gây ra mắc nghẹn đến tử vong bằng việc ngăn đường khí quản như hot dog, xúc xích, miếng thịt lớn, nho, kẹo dẻo… Bạn nên thái nhuyễn trước khi cho trẻ ăn.

  • Nhắc nhở cô trông trẻ và anh chị em không nên cho trẻ ăn những loại thức ăn dễ gây nghẹn kể trên;
  • Hãy dạy trẻ nhai thức ăn thật kỹ trước khi nuốt;
  • Không cho trẻ ngốn thức ăn đến độ phồng má;
  • Mắc nghẹn kẹo cao su cũng là nguyên do dẫn đến mắc nghẹn tử vong có tỷ lệ sau thức ăn. Hãy cảnh báo trẻ không được nuốt kẹo cao su sau khi nhai. Ngay cả thiếu niên cũng đã có trường hợp tử vong bởi sự cố kì lạ này;
  • Không đưa cho trẻ những món đồ chơi nhỏ và dễ tháo gỡ. Trong vòng 5 phút, bạn có thể sẽ tìm thấy những mảnh nhỏ ấy ở trong miệng trẻ;
  • Thường xuyên kiểm tra môi trường xung quanh trẻ với những vật dụng nhỏ mà trẻ có thế mắc nghẹn;
  • Nhắc nhở người lớn và trẻ em khác không được chạy hay chơi thể thao với kẹo cao su hay bất cứ vật gì ở trong miệng.

Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm: Thực phẩm không an toàn cho trẻ dưới 3 tuổi để phòng ngừa nguy cơ mắc nghẹn cho trẻ.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!