Sau khâu vết thương nên kiêng ăn gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Sau khi khâu vết thương do mổ, do tai nạn,... chắc hẳn ai cũng lo lắng làm thế nào để vết thương mau lành và không để lại sẹo, tránh làm ảnh hưởng đến thẩm mĩ. Sau khâu vết thương nếu không biết cách chăm sóc vết thương bị khâu đúng cách thì rất dễ để lại sẹo.

Sau khi khâu vết thương do mổ, do tai nạn,... chắc hẳn ai cũng lo lắng làm thế nào để vết thương mau lành và không để lại sẹo, tránh làm ảnh hưởng đến thẩm mĩ. Sau khâu vết thương nếu không biết cách chăm sóc vết thương bị khâu đúng cách thì rất dễ để lại sẹo.

Sau khâu vết thương nên kiêng ăn gì?

Việc bổ sung thực phẩm cung cấp dưỡng chất cho cơ thể để giúp cơ thể mau lành vết thương sau mổ là vô cùng quan trọng. Một số loại thực phẩm quen thuộc thường ngày chúng ta hay ăn nhưng sau khâu vết thương thì chúng lại trở thành “ độc dược” vì khiến vết thương sau khâu lâu lành và có nguy có để lại sẹo. Vì vậy người bệnh sau khâu vết thương nên kiêng ăn một số loại thực phẩm sau để hạn chế sẹo và làm lành nhanh vết thương.

Sau khâu vết thương nên kiêng ăn rau muống

Theo Đông y, rau muống có tính mát, là một bài thuốc giải độc tốt, có tác dụng nhuận tràng, lợi tiểu. Nhưng đối với vết thương hở, tác dụng của rau muống lại làm đầy vết thương của bạn một cách thái quá khiến da dễ bị sẹo lồi.

Vì vậy, sau khâu vết thương nên kiêng ăn rau để có thể tránh sẹo lồi và giúp làm mờ sẹo lồi trên da.

Sau khâu vết thương nên kiêng ăn gì?

Sau khâu vết thương nên kiêng ăn trứng

Trứng là loại thức ăn bổ dưỡng và nhiều công dụng làm đẹp. Tuy nhiên, đối với vùng da bị thương của bạn thì trứng lại là “khắc tinh”. Trứng làm cho vùng da bị tổn thương sau khi lành sẽ trắng hơn các vùng da lân cận hoặc có màu loang lổ như bị lang ben.

Vì vậy sau khâu vết thương bạn không nên ăn trứng trong giai đoạn liền da non để vùng da mới hình thành có màu giống với các vùng da khác xung quanh.

Sau khâu vết thương nên kiêng ăn thịt bò

Thịt bò theo nghiên cứu chứa nhiều protein rất tốt cho cơ thể, nhưng tại sao sau khâu vết thương nên kiêng ăn thịt bò?

Nguyên nhânsau khâu vết thươngnên kiêng ăn thịt bò là do thịt bò làm cho vết thương bị sậm màu lại và khi lành sẽ gây ra sẹo rất xấu.

Vì thế, khi đang bị thương bạn nên kiêng ăn thịt bò hoặc các món làm từ bò như chả bò, giò bò... để tránh sẹo thâm.

Sau khâu vết thương nên kiêng ăn thịt gà, đồ nếp

Theo dân gian, đồ nếp là loại thực phẩm có tính nóng dễ gây sưng và gây mủ cho vết thương khiến chúng dễ để lại sẹo. Thịt gà được xem là thực phẩm cần kiêng sau khâu vết thương vì nó khiến vết thương lâu lành, dễ để xuất hiện sẹo. Tùy thuộc vào cơ địa mỗi người mà phương pháp này có áp dụng tối đa hay không, tuy nhiên sau khâu vết thương vẫn nên kiêng ăn đồ nếp và thịt gà để an toàn hơn cho vết thương nhé!

Sau khâu vết thương nên kiêng ăn hải sản nếu bạn bị dị ứng

Chất đạm có nhiều trong hải sản là nguyên liệu chính để tạo các tế bào mới, các thành phần có liên quan đến quá trình lành vết thương.

Tuy nhiên, hải sản lại rất dễ gây nên dị ứng ở nhiều người, đặc biệt đối với những người bị thương, việc dị ứng ăn hải sản là vô cùng nguy hiểm, nó sẽ dễ gây ngứa ngáy, khó chịu.

Vì vậy, sau khâu vết thương nên kiêng ăn hải sản nếu bạn có thể bị dị ứng để tránh bị ngứa ngáy và sẹo lồi.

Sau khâu vết thương nên kiêng ăn gì?

Sau khâu vết thương nên kiêng ăn thịt chó

Thịt chó chứa nhiều năng lượng và protein thế nên những người khỏe mạnh bình thường khi ăn thịt chó thì sẽ rất có lợi cho sức khỏe.

Theo Đông y, thịt chó có tính nóng. Vì thế sau khâu vết thương bạn không kiêng mà bạn ăn thịt chó thì sẽ rất dễ hình thành sẹo lồi do da mới bị rạn và sần cứng hơn. Vì vậy sau khâu vết thương nên kiêng ăn thịt chó.

Những lưu ý sau khâu vết thương

Sau khâu vết thương ngoài việc nên kiêng một số loại thực phẩm bạn cũng nên chú ý luôn giữ vết thương khô thoáng, vệ sinh sạch sẽ với dung dịch sát khuẩn và tránh bụi bẩn để không gây viêm nhiễm. Không vì muốn mờ sẹo nhanh hay lành nhanh mà thoa các hỗn hợp lên da khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ, tránh bóc vảy vết thương để tránh nhiễm trùng và sẹo.

Xem thêm:

  • Khi nào nên đưa bé đi khâu vết thương?
  • Cách chăm sóc vết thương khâu

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!