Theo dân gian, đu đủ là một món ăn lợi sữa, thường dùng trong trường hợp sản phụ sau sinh giảm tiết sữa. Tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng, ăn đu đủ không tốt cho phụ nữ sau khi sinh. Vậy căn cứ khoa học của vấn đề này như thế nào? Lily & WeCare sẽ cùng bạn làm sáng tỏ nhé.
1. Tác dụng của đu đủ với phụ nữ sau khi sinh
Lợi sữa: Chân giò hầm đu đủ là món ăn giúp cung cấp cho sản phụ các chất cần thiết trong quá trình sản xuất sữa như: protein (trong chân giò), canxi, collagen, chất trợ tiêu hóa, các nguyên tố đa lượng, vi lượng. Món đu đủ hầm chân giò này cũng có tác dụng điều trị hiện tượng sữa loãng ở phụ nữ sau khi sinh.
Đu đủ nấu cháo dựng bò chứa nhiều dinh dưỡng và dễ tiêu hóa
Đu đủ chín chứa nhiều beta-caroten, là chất tiền vitamin A, hỗ trợ chống lão hóa, làm đẹp và mịn da. Để cơ thể hấp thụ tiền vitamin A tốt nhất, bạn nên ăn đu đủ chín như một món tráng miệng sau khi ăn các món có dầu mỡ như chiên, rán, xào... Dầu mỡ chính là chất xúc tác giúp cơ thể hấp thụ beta-caroten tốt nhất
Đu đủ chín chưa nhiều magie, kẽm, sắt có tác dụng tăng sức đề kháng, bổ máu
Đu đủ chứa một lượng lớn chất xơ, giúp nhuận tràng, hỗ trợ phòng chống táo bón.
Với phụ nữ sau khi sinh, có thể sử dụng mặt nạ đu đủ để giảm thâm, nám và làm mịn da. Cách làm như sau: nạo đu đủ chín và đắp lên mặt trong khoảng 5 – 10 phút rồi rửa sạch lại bằng nước.
Có thể trộn đu đủ chín với sữa giúp đẹp da, tăng sức đề kháng và giảm bắt nắng khi đi dưới ánh nắng mặt trời
Đu đủ chín chứa nhiều vitamin C, góp phần tăng sức đề kháng của phụ nữ sau khi sinh, đồng thời cũng có thể hấp thu vào sữa, cung cấp vitamin C cho trẻ sơ sinh
Theo bác sĩ Hồ Hồng Ngọc, đu đủ chí chưa nhiều carotenoid, có tác dụng chống oxy hóa, ngừa ung thư và các bệnh về tim mạch.
Papain có trong đu đủ có hoạt tính kháng sinh cao, chống lại vi khuẩn, chống kết dính sau phẫu thuật
Đu đủ hầm chân giò có tác dụng lợi sữa, chữa sữa loãng
Tuy nhiên, chỉ nên ăn đu đủ chín, đu đủ xanh có thể gây hại cho phụ nữ sau sinh nếu không dùng đúng cách.
Đu đủ xanh thường được chế biến thành nộm, ăn kèm cùng thịt bò khô. Hiện nay, đa số thịt bò khô trên thị trường đều không rõ nguồn gốc xuất xứ. Do vậy, khi ăn cùng đu đủ xanh, có thể gây hại cho sức khỏe của phụ nữ sau khi sinh và trẻ sơ sinh. Nếu muốn dùng món nộm đu đủ xanh, nên sử dụng những nguyên liệu tự làm để đảm bảo an toàn.
Đặc biệt với phụ nữ đang mang thai, đu đủ xanh là món ăn cần tránh. Theo 1 nghiên cứu trên chuột tại Ấn Độ, đu đủ xanh có thể gây sảy thai do papain có nhiều trong đu đủ xanh có tác động giống hormone prostagladin và oxytocin gây hiện tượng co thắt tử cung, là nguyên nhân dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.
Sinh tố đu đủ là thức uống giải khát và bổ dưỡng
2. Phụ nữ sau khi sinh ăn đu đủ sao cho đúng?
- Có thể ăn đu đủ chín như một món tráng miệng sau bữa ăn hoặc là món trong các bữa ăn phụ
- Đu đủ hầm chân giò là một món canh trong bữa cơm gia đình
- Với các loại mặt nạ đu đủ, nên sử dụng đu đủ chín.
Hóa giải nỗi lo táo bón ở bà bầu nhờ những thực phẩm trong vườn
Ăn 8 loại trái cây này, bạn sẽ không lo bị ung thư vú
Cho trẻ ăn dặm hoa quả: Tại sao không?
Mẹo điều trị tắc tia sữa bằng đu đủ xanh không phải ai cũng biết
Cải thiện trí nhớ bằng các thực phẩm tự nhiên
Đu đủ là một loại cây dễ trồng, dễ kiếm và có giá thành rẻ. Vì vậy, đây là loại hoa quả được rất nhiều người tin dùng. Đu đủ xanh hoặc đu đủ ương chỉ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai (tăng nguy cơ sảy thai) còn hoàn toàn an toàn cho phụ nữ sau khi sinh và trẻ sơ sinh.
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!