Siêu âm đầu dò có tác dụng gì?

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Siêu âm đầu dò là kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu có độ chính xác cao. Phương pháp này sử dụng đầu dò siêu âm chuyên dụng cho phép đánh giá tử cung, buồng trứng và các thành phần tiểu khung. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả tìm hiểu kĩ hơn về tác dụng của siêu âm đầu dò.

Siêu âm đầu dò là kỹ thuật được sử dụng để chẩn đoán hình ảnh chuyên sâu có độ chính xác cao. Phương pháp này sử dụng đầu dò siêu âm chuyên dụng cho phép đánh giá tử cung, buồng trứng và các thành phần tiểu khung. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả tìm hiểu kĩ hơn về tác dụng của siêu âm đầu dò.

Tác dụng của siêu âm đầu dò

Siêu âm đầu dò thường được chỉ định khi bác sĩ muốn kiểm tra những bất thường về tử cung, buồng trứng, vòi trứng, cổ tử cung, và đánh giá tình hình rụng trứng, sự phát triển của trứng, độ dày niêm mạc tử cung...

Với siêu âm đầu dò khi mang thai có tác dụng quan trọng. Siêu âm đầu dò để biết có thai trong giai đoạn đầu khi đó phôi thai vẫn còn rất nhỏ nên không hiển thị hình ảnh nếu siêu âm thành bụng.

Khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò giúp đánh giá cơ quan sinh dục, quan sát sự phát triển của trứng và tình hình rụng trứng, đánh giá độ dày niêm mạc tử cung, phát hiện các loại u buồng trứng, u xơ tử cung, chẩn đoán các bệnh phụ khoa khác. Tùy từng trường hợp người bệnh và tùy mục đích chuẩn đoán cụ thể mà bác sĩ có thể chỉ đình khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò âm đạo hoặc siêu âm đầu dò hậu môn.

Khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò âm đạo được chỉ định khi có nghi ngờ mang thai ngoài tử cung, xác định có thai ở giai đoạn sớm, đánh giá tim thai ở tuần thai 6 – 8, đánh giá các khối u ở tử cung, buồng trứng, tình trạng ứ nước, ứ mủ vòi trứng, đo kích thước trứng để đánh giá thời gian rụng trứng hoặc phục vụ cho kỹ thuật thụ tinh nhân tạo, đánh giá nguồn gốc khối u trong tiểu khung,...

Còn khám thai bằng siêu âm đầu dò hậu môn để chẩn đoán các bệnh lý vùng tiểu khung, trực tràng, tuyến tiền liệt,...

Siêu âm đầu dò có tác dụng gì?

Siêu âm đầu dò có chính xác không?

Khi siêu âm đầu dò, bác sĩ sẽ thấy vị trí chính xác của thai nhi nhằm phát hiện trường hợp thai ngoài tử cung. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc ngăn ngừa những biến chứng nếu thai ngoài tử cung vỡ ra như nhiễm trùng ổ bụng, vỡ ống dẫn trứng...

Ngoài ra, siêu âm đầu dò còn có tác dụng đánh giá tim thai ở thời điểm tuần thai thứ 6 – 8. Việc này sẽ giúp mẹ bầu nhận biết được tình trạng của thai nhi cũng như phát hiện sớm những bất thường về tim thai.

Thông thường siêu âm đầu dò được thực hiện với những phụ nữ mới mang thai. Tuy nhiên có những trường hợp thai lớn, nhau thai bám sau, đầu thai quay xuống dưới che khuất sóng âm khiến bác sĩ nghi ngờ nhau tiền đạo. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm đầu dò để xem xét vị trí bánh nhau.

Ưu nhược điểm của kỹ thuật siêu âm đầu dò

Nhiều chị em thắc mắc siêu âm đầu dò có hại không? Siêu âm đầu dò được bác sĩ tiến hành sau khi người bệnh đã đi tiểu hết để bàng quang được rỗng. Tiếp đến, một đầu dò đặc biệt sẽ được đưa vào âm đạo để quan sát các cơ quan sinh dục.

- Ưu điểm: Siêu âm đầu dò giúp quan sát rõ hơn các cơ quan sinh dục, phát hiện các bệnh lý vùng tiểu khung mà đầu dò ngoài khó có thể quét đến.

- Hạn chế:Không quan sát được các tầng cao hơn trong ổ bụng và không phải trường hợp nào cũng áp dụng được.

Trường hợp nào nên sử dụng siêu âm đầu dò?

Kỹ thuật khám phụ khoa bằng siêu âm đầu dò được dùng để kiểm tra các cơ quan sinh dục, quan sát sự phát triển của trứng và tình hình rụng trứng, đánh giá độ dày của niêm mạc tử cung, chẩn đoán u xơ tử cung, các loại u buồng trứng, phát hiện các bệnh phụ khoa khác.

Tùy mục đích chẩn đoán và tùy vào tình trạng bệnh nhân như thế nào mà bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm đầu dò hậu môn hay siêu âm đầu dò âm đạo.

- Siêu âm đầu dò hậu môn: Kỹ thuật này dùng để phát hiện các bệnh lý ở trực tràng, vùng tiểu khung, tuyến tiền liệt...

- Siêu âm đầu dò âm đạo: Kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh chỉ định trong các trường hợp:

  • Mang thai giai đoạn sớm.
  • Người bệnh có dấu hiệu nghi ngờ mang thai ngoài tử cung.
  • Đánh giá các khối u ở tử cung, buồng trứng.
  • Kiểm tra tim thai ở tuần thai 6 – 8.
  • Đánh giá nguồn gốc khối u trong tiểu khung.
  • Kiểm tra tình trạng ứ nước, ứ mủ vòi trứng, đo kích thước trứng từ đó đánh giá thời gian rụng trứng, phục vụ cho kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.

Siêu âm đầu dò có tác dụng gì?

Trường hợp nào không nên dùng siêu âm đầu dò?

Không nên áp dụng phương pháp siêu âm này đối với các đối tượng sau:

- Trẻ em, phụ nữ chưa quan hệ tình dục hay màng trinh chưa rách, dị dạng đường sinh dục.

- Phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc đang bị viêm nhiễm cấp khu vực âm hộ, âm đạo.

Siêu âm đầu dò là kỹ thuật phổ biến được áp dụng rộng rãi hiện nay, không gây đau hay tổn hại gì tới sức khỏe người bệnh. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được chỉ định siêu âm đầu dò. Tùy vào tình trạng và mức độ bệnh, vị trí bị bệnh mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

Xem thêm:

  • Siêu âm đầu dò có phát hiện tắc vòi trứng không?
  • Khám phụ khoa siêu âm đầu dò là gì?

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!