Sớm nhất đầu tháng 5/2021 kết thúc thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 của Việt Nam

Thời sự - 11/24/2024

Nhà chức trách cho hay có thể mở rộng tiêm thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 'made in Vietnam' ở giai đoạn 3 lên trên 10.000 người, ở nhiều quốc gia.

Thông tin với báo chí sáng 10/12, TS Hồ Nhân, Tổng Giám đốc Công ty NANOGEN, cho hay nếu có sự hợp tác, đồng thuận thì dự kiến tới tháng 5/2021 có thể kết thúc quá trình 6 tháng thử nghiệm lâm sàng, tương đương với các tập đoàn đa quốc gia lớn khác.

Ông Nhân cũng khẳng định về sản xuất, NANOGEN hiện có 3 nhà máy, sản xuất vaccine và các thuốc sinh học tương đương các tập đoàn đa quốc gia, đặt tại KCN cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế, đã chuẩn bị công suất trong năm 2020 từ 30-50 triệu liều.

'Khi vaccine được thông qua, có thể đủ sản lượng cung cấp cho người dân' - cha đẻ của vaccine COVID-19 'made in Vietnam' khẳng định.

Liên quan thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, TS Nhân cho hay nhóm nghiên cứu, sản xuất đã họp bàn với Bộ Y tế mở rộng nghiên cứu đa trung tâm, đa quốc gia (nghĩa là thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 tại nhiều nước khác nhau).

Sớm nhất đầu tháng 5/2021 kết thúc thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 của Việt Nam

'1.500 đến 3.000 người tiêm thử nghiệm lâm sàng ở giai đoạn 3 là con số tối thiểu, chúng tôi có thể mở rộng lên trên 10.000 người. Nghiên cứu vaccine sẽ kéo dài nhiều năm, chúng tôi hi vọng trong 6 tháng đủ dữ liệu an toàn, có liều hợp lý đủ điều kiện tăng sinh miễn dịch, bảo vệ cộng đồng cao. Sau khi đủ điều kiện, chúng tôi sẽ xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền để đưa vào sử dụng rộng rãi' - ông Nhân cho hay.

GS.TS Đỗ Quyết, Giám đốc Học viện Quân y, cho hay trong sáng 10/12, ngày đầu tiên tuyển tình nguyện viên tham gia tiêm vaccine thử nghiệm, đã có 30 người tới đăng ký.

Sớm nhất đầu tháng 5/2021 kết thúc thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 của Việt Nam

trong sáng 10/12, ngày đầu tiên tuyển tình nguyện viên tham gia tiêm vaccine thử nghiệm, đã có 30 người tới đăng ký. Ảnh: Võ Thu

TS Nguyễn Ngô Quang, Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo (Bộ Y tế) cho rằng nghiên cứu giai đoạn 1 (với 60 người trong độ tuổi 18-50 tiêm thử nghiệm ở 3 liều 25-50 và 75 mcg) là giai đoạn 'nhạy cảm'. Do đó, không chỉ lãnh đạo Học viện Quân y, NANOGEN mà cả cơ quan quản lý, Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học quốc gia đều bàn bạc khẳng định tất cả điều kiện tối ưu nhất cho giai đoạn này phải triển khai. Đảm bảo từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhân lực.

'Học viện Quân y đã thành lập tới 10 tổ chuyên môn nghiệp vụ từ cấp cứu, an toàn tiêm chủng, dược... nghĩa là mọi điều kiện tốt nhất được Học viện triển khai để đảm bảo an toàn' - ông Quang khẳng định.

Từ quan điểm cá nhân, ông Quang cho rằng quyền lợi lớn nhất với tình nguyện viên mà nhà chức trách kêu gọi là những tình nguyện viên tham gia tiêm thử nghiệm có thể đóng góp cho sự phát triển chung của KHCN nói chung và nghiên cứu, phát triển vaccine nói riêng. Đó là trách nhiệm chung.

Sau tiêm thử nghiệm, tình nguyện viên tiếp tục được thăm khám, theo dõi, quản lý hồ sơ sức khoẻ 24/24.

'Với những nghiên cứu trước đây, thông thường sau khi tiêm 2 - 24 giờ đồng hồ, đối tượng tham gia có thể đi về. Tuy nhiên, Học viện Quân y đã đề nghị nhóm 60 người tham gia tiêm giai đoạn 1 này sau khi tiêm sẽ tiếp tục ở lại Học viện, theo dõi trong 72 giờ đồng hồ. Học viện đảm bảo sinh hoạt cho nhóm người này' - TS Quang nói.

Phó Cục trưởng Cục Khoa học Công nghệ và Đào tạo cũng kêu gọi sinh viên các trường y khoa trên toàn quốc tham gia nghiên cứu thử nghiệm. Nhà chức trách cam kết cung cấp các điều kiện tốt nhất cho các đối tượng này.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!