Son môi bạn đang dùng có thật sự an toàn?

Khoẻ đẹp - 04/25/2024

Son môi là một trong những vật bất ly thân đối với phụ nữ, tuy nhiên liệu nó có gây hại cho bạn? Và liệu có loại son nào thật sự an toàn?

Thỏi son của bạn có thể thuộc hàng đắt tiền và có thương hiệu nổi tiếng, tuy nhiên điều này không có nghĩa là nó an toàn. Hầu như tất cả các loại mỹ phẩm được chọn làm thí nghiệm trong một cuộc nghiên cứu đều có chứa một hàm lượng đáng kể các kim loại nặng độc hại gây nguy hiểm cho sức khỏe.

Son môi, chất khử mùi, dầu gội và những sản phẩm chăm sóc sắc đẹp khác thường không được kiểm tra nhiều lần. Do đó, không phải tất cả các thành phần của son môi sẽ được liệt kê trên nhãn. Điều đó đồng nghĩa với việc phụ nữ thoa son môi vài lần trong ngày có thể dễ dàng nuốt phải một hàm lượng lớn chì cùng với một số chất phụ liệu hóa học không rõ nguồn gốc khác.

Thông thường một thỏi son sẽ chứa những thành phần gì?

Son môi thường được làm từ một loại sáp, có thể là sáp ong hoặc sáp carnauba và được trộn với một looại dầu. Dầu vô cơ, dầu thầu dầu và lanolin (một hợp chất được sản sinh bởi các tuyến bã nhờn của cừu, có cấu tạo lipid gần giống với chất bã nhờn của người) là những loại dầu được sử dụng phổ biến nhất trong son môi.

Chì và những kim loại khác chứa trong son môi có thể làm tăng nguy cơ ung thư

Chì không phải là kim loại duy nhất được tìm thấy trong son môi. Thậm chí, trong một nghiên cứu công bố gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra thêm 7 loại kim loại khác có chứa trong 24 nhãn hiệu son bóng và 7 thương hiệu son môi khác nhau do các kim loại là thứ giúp cho son môi có màu, bao gồm ca-đi-mi, nhôm, crom, đồng, cô-ban, titan và mangan.

Những phụ nữ được phỏng vấn trong cuộc nghiên cứu này cho biết họ phải đánh lại son môi lên đến 24 lần mỗi ngày. Do đó, mặc dù FDA (Cơ quan quản lý về thực phẩm và thuốc men Hoa kỳ) và ngành công nghiệp mỹ phẩm tuyên bố hàm lượng chì và kim loại là không đáng kể cho mỗi lần thoa son nhưng lượng chì sẽ được tích lũy đáng kể trong cơ thể theo thời gian. Kết quả sau những lần đánh lại son trong ngày, phụ nữ có thể nuốt một lượng son tương đương khoảng 87 mg mỗi ngày.

Người ta đã tìm thấy chì trong khoảng 75% tổng sản phẩm son môi, trong đó có 15 mẫu sản phẩm vượt quá lượng chì tiêu chuẩn FDA cho phép trong các sản phẩm kẹo trẻ em.

Mặc dù chỉ số an toàn về hàm lượng chì trong son môi đã từng là mối quan tâm của nhiều người trong quá khứ, theo nghiên cứu này hàm lượng của các kim loại khác gồm nhôm, ca-đi-mi, cô ban và mangan có trong son lại cao hơn nhiều so với mức được quy định trong danh mục.

Các nhà nghiên cứu khuyến cáo rằng chỉ số của các kim loại được tìm thấy trong son môi cần phải được kiểm tra gắt gao do số lần sử dụng son môi thể hiện số lần tiêu hóa và hấp thụ 20% hàm lượng cho phép của các kim loại như nhôm, ca-đi-mi, crom và mangan từ nước uống hằng ngày.

Ví dụ như ca-đi-mi được biết đến như một kim loại có thể gây ung thư. Những nghiên cứu trước đây tìm thấy ca-đi-mi trong các mẫu sinh thiết của tế bào ung thư vú và nó được tế bào ung thư sử dụng để sinh sản trong môi trường phòng thí nghiệm. Ca-đi-mi là một chất gây ô nhiễm thường gặp trong đất. Điều đáng quan tâm là người tiêu dùng không biết rằng nó lại là một trong những thành phần của son môi.

Những chọn lựa thay thế son môi thông thường

Bạn nên tìm kiếm cho mình những loại son môi không chứa dầu và chì. Trên thị trường hiện có rất nhiều những loại son môi an toàn, một vài loại son hữu cơ được làm chủ yếu từ sáp ong và dầu cây gai dầu, một số loại khác thì không sử dụng phẩm màu hóa học. Ngoài ra, các sản phẩm son không có nguồn gốc từ động vật (không chứa sáp ong) hoặc không chứa carmine (loại phẩm màu đỏ thu được từ quá trình nấu loại bọ cánh cứng Dactylopius) cũng là những lựa chọn an toàn.

Các loại son chứa hóa chất tuy màu sắc và chất son lên môi rất đẹp nhưng chúng chứa cũng không ít các hiểm họa khôn lường. Bạn nên hạn chế dùng chúng hằng ngày mà nên thay thế bằng các loại son an toàn khác để bảo vệ sức khỏe chính mình nhé.

Bạn có thể quan tâm một số bài viết sau đây:

  • Trang điểm ảnh hưởng đến da bạn như thế nào?
  • Son môi của bạn có an toàn để che quầng thâm mắt?
  • Đừng để bị ung thư da mới dùng kem chống nắng

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!