Sốt phát ban: Triệu chứng và cách điều trị

Kiến Thức Y Học - 11/24/2024

Bệnh sốt phát ban thường bùng phát vào mùa đông- xuân, khiến người bệnh phiền toái và khó chịu. Vậy đâu là triệu chứng của bệnh và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Hãy tham khảo qua bài viết sau đây của Lily & WeCare để hiểu rõ về bệnh lý này.

Bệnhsốt phát ban thường bùng phát vào mùa đông- xuân, khiến người bệnh phiền toái và khó chịu. Vậy đâu là triệu chứng của bệnh và cách điều trị căn bệnh này như thế nào? Hãy tham khảo qua bài viết sau đây của Lily & WeCare để hiểu rõ về bệnh lý này.

Nguyên nhân gây sốt phát ban

Sốt phát ban hầu hết là do nhiễm virus (chiếm khoảng 70 ­- 80%), trong đó virus đường hô hấp chiếm đa số gồm virus sởi, virus rubella, adeno virus, echo virus, nhóm enterovirus... Trong đó virus sởi ( gây ban đỏ) và virus rubella ( gây ban đào) là 2 nguyên nhân thường gặp nhất. (*)

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng chủ yếu là ở trẻ nhỏ.

(*) Theo SK&ĐS

Sốt phát ban: Triệu chứng và cách điều trị

Triệu chứng của bệnh sốt phát ban

Khi thấy có những triệu chứng sau đây thì chắc chắn rằng bạn hoặc con mình đã bị sốt phát ban:

- Sốt là triệu chứng đầu tiên của bệnh sốt phát ban. Sốt xảy ra đột ngột với những cơn sốt cao từ 38-39 độ C, thậm chí lên đến 40-41 độ C rất nguy hiểm. Cơn sốt thường kéo dài từ 3 - 7 ngày nếu không được điều trị. Ngoài ra, bệnh có thể đi kèm với một số biểu hiện giống như cảm cúm như: nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi, người mệt mỏi, chán ăn... dẫn đến suy nhược cơ thể nhanh chóng.

- Phát ban: đây là triệu chứng đi kèm khi hết sốt, ban đầu cơ thể xuất hiện những nốt ban hồng li ti trên cơ thể, có thể nằm rải rác hoặc tụ thành điểm, tạo những mảng lớn sần đỏ trên da. Kích thước các nốt ban khác nhau tùy tình trạng bệnh của mỗi người. Thường các nốt ban sẽ bắt đầu ở trước ngực, lan xuống bụng, lưng, cánh tay rồi đến chân. Khi xuất hiện nốt ban, có người không bị ngứa nhưng có người lại thấy ngứa dữ dội, bứt rứt khó chịu. Các nốt ban này thường kéo dài 3 ngày, sau đó hết dần và không để lại dấu vết.

- Bệnh sốt phát ban dạng Rubella rất nguy hiểm cho phụ nữ mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ bởi bệnh sẽ khiến người mẹ sinh ra em bé bị hội chứng Rubella bẩm sinh như: đục thủy tinh thể, tật mắt nhỏ, tăng nhãn áp bẩm sinh, tật đầu nhỏ, điếc, viêm não, màng não, chậm phát triển, gan to, lách to...

Điều trị sốt phát ban như thế nào?

Sốt phát ban: Triệu chứng và cách điều trị

- Người bị bệnh nên được nghỉ ngơi đầy đủ, có thể tự chăm sóc ở nhà.

- Người bệnh có thể vệ sinh thân thể và tắm bằng nước ấm, không nên kiêng gió, kiêng nước quá kỹ lưỡng, tuyệt đối không được tắm nước lạnh. cần thực hiện chống viêm nhiễm, nhiễm trùng thường xuyên.

- Bổ sung nhiều nước cho cơ thể. Có thể uống vitamin C hoặc nước cam, chanh... loại giàu vitamin để tăng cường sức đề kháng, đặc biệt là vitamin A để bảo vệ mắt.

- Có thể hạ sốt bằng cách chườm khăn mát hoặc uống thuốc hạ sốt nếu cần.

- Trường hợp người bệnh bị bội nhiễm, cần phải điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có dấu hiệu sốt cao, co giật, cần đưa vào bệnh viện sớm để chữa trị kịp thời.

- Hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho bệnh sốt phát ban ngoài biện pháp phòng bệnh duy nhất là tiêm chủng vắc xin phối hợp ngừa 3 bệnh: Sởi, Quai bị, Rubella.

Sốt phát ban: Triệu chứng và cách điều trị

- Riêng đối với trẻ nhỏ, lịch tiêm chủng thường được áp dụng tiêm ngừa cho trẻ từ 12-15 tháng tuổi và lặp lại lúc 4-6 tuổi. Phụ nữ ở độ tuổi sinh sản nên tiêm 1 liều duy nhất (sau khi tiêm vắc xin ba tháng mới nên có thai) nhằm phòng hội chứng Rubella bẩm sinh cho trẻ về sau.

Bệnh sốt phát ban không nguy hiểm nhưng các triệu chứng gây ra khiến người bệnh gặp nhiều khó chịu và bất tiện. Chính vì vậy, cần phải lưu ý trong việc chăm sóc người bệnh, đặc biệt là khi sốt phát ban để giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn, nhanh chóng khỏi bệnh hơn.

Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!