Vận động: vận động làm cơ thể tiêu hao nhiều năng lượng hơn, cho nên phải uống nước thường xuyên khi vận động để tránh tình trạng thiếu nước có thể ảnh hưởng đến đường huyết.
Đang tập thể dục thấy triệu chứng giảm đường huyết như trên thì phải ăn hay uống chất đường ngay (ảnh: internet)
Phụ nữ đang mang thai: phụ nữ có thai bị bệnh đái tháo đường từ trước không phải ít - khoảng 0,1 - 0,5% phụ nữ mang thai, cộng thêm 2,5% mới phát ra khi mang thai. Phụ nữ có thai bị bệnh đái tháo đường không nên tiết chế ăn uống thái quá có thể tổn hại cho thai nhi và cho người mẹ. Nhưng ăn thế nào cho đủ là vấn đề không phải đơn giản, nhiều khi cần có sự hướng dẫn chặt chẽ của bác sĩ phụ khoa phối hợp với bác sĩ nội tiết.
Đường hóa học: để tránh gia tăng lượng đường, chúng ta thường dùng loại đường đặc biệt thường được gọi là 'đường hóa học'. Trên thị trường, người ta thấy nhiều loại đường hóa học khác nhau, có thể được phân chia thành hai loại chính:Loại đường tạo năng lượng: gồm tất cả những loại đường nào tạo năng lượng giống đường thường dùng như: sorbitol, fructose, dextrose, manitol và xylol. Người bị đái tháo đường nên dùng hạn chế loại đường này vì nó có thể tăng đường huyết và tăng lượng mỡ (triglyceride).
Loại đường không tạo năng lượng: đây mới là loại đường người bị bệnh đái tháo đường thường dùng thay thế cho đường thường. Loại đường hóa học này cho vị ngọt cao nên chỉ dùng một lượng rất nhỏ không làm gia tăng năng lượng. Có nhiều loại đường hóa học khác nhau nhưng có ba loại được FDA công nhận Saccharine, Aspartane và Acesulfam K. Đường hóa học tương đối an toàn cho người bị đái tháo đường, tuy nhiên không nên dùng đường hóa học cho trẻ em, phụ nữ có thai hay cho con bú và không được dùng đường hóa học trong một vài trường hợp bệnh biến dưỡng.
>> Xem thêm: Sử dụng đường trong bệnh đái tháo đường (P1)
Thấy hữu ích thì LIKE và SHARE ngay nhé!